Tại sao nói người lao động là chủ thể sáng tạo đặc biệt, yếu tố cơ bản nhất và quyết định của lực lượng sản xuất?

Tại sao nói người lao động là chủ thể sáng tạo đặc biệt, yếu tố cơ bản nhất và quyết định của lực lượng sản xuất?

Tại sao nói người lao động là chủ thể sáng tạo đặc biệt, yếu tố cơ bản nhất và quyết định của lực lượng sản xuất?

Lời giải

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là sự thống nhất biện chứng giữa tư liệu sản xuất và người lao động, từ đó tạo ra được sức sản xuất và năng lực chinh phục tự nhiên của con người.

Người lao động trong lực lượng sản xuất là những người có sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm và tri thức lao động. Trong các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất, người lao động luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu, là nguồn lực đặc biệt, cơ bản và quyết định của lực lượng sản xuất. Người lao động là lực lượng cơ bản sáng tạo ra công cụ lao động, yếu tố quan trọng nhất của tư liệu sản xuất. Người lao động còn trực tiếp sử dụng công cụ lao động sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Người lao động có sức mạnh và kỹ năng lao động thần kinh, cơ bắp, trong lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng ấy được nhân lên gấp nhiều lần. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và khoa học kỹ thuật, công nghệ, tỷ trọng lao động trí tuệ của người lao động ngày càng tăng lên và làm cho hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm lao động ngày càng tăng. Trong lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể, và yếu tố duy nhất có khả năng sáng tạo ra giá trị mới, quyết định sự phát triển của sản xuất và phát triển xã hội. Bàn về vai trò của yếu tố’ con người trong lực lượng sản xuất, V.I. Lênin khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”[1].

Người lao động vừa là chủ thể hoạt động sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải xã hội, trở thành động lực của quá trình sản xuất. Người lao động – lực lượng cơ bản nhất, bằng hoạt động lao động của mình đã tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Xem xét vai trò của người lao động phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác của lực lượng sản xuất, nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của người lao động trong lực lượng sản xuất của xã hội. Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải xây dựng thành công phương thức sản xuất mới và hình thái kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa, bởi vậy phải quan tâm một cách thiết thực đến người lao động và phát huy được vai trò to lớn của họ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

[1] v.l. Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 430.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.