Câu trả lời chính xác nhất: Sư tử ăn thịt sống vì chúng chưa tiến hóa, không có trí khôn, không biết lao động, nên không biết nấu ăn. Vậy nên chúng mới ăn thịt tươi sống. Nhưng đó cũng chỉ là tạm bợ (có ngày có, có ngày không).

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Tại sao sư tử ăn thịt sống?, Toptailieu đã mang tới bài mở rộng sau đây về sinh sản hữu tính, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tìm hiểu chung về sư tử

– Sư tử (Panthera leo), (tiếng Anh: Lion) là một trong những đại miêu trong họ Mèo và là một loài của chi Báo. Được xếp mức sắp nguy cấp trong thang sách Đỏ IUCN từ năm 1996, các quần thể loài này ở châu Phi đã bị sụt giảm khoảng 43% từ những năm đầu thập niên 1990.

– Trong văn hóa phương Tây, sư tử được mệnh danh là “chúa tể rừng xanh” (king of the jungle) hay “vua của muôn thú” (king of beasts).

– Sư tử là loài dị hình giới tính; con đực lớn hơn con cái với phạm vi trọng lượng điển hình từ 150 đến 250 kg (330 đến 550 lb) đối với con đực và 120 đến 182 kg (265 đến 400 lb) đối với con cái, là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ Đông Bắc Á.

Tại sao sư tử ăn thịt sống?

Sư tử đực có thể dễ dàng được nhận ra từ xa bởi bờm của chúng. Sư tử hoang hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Sahara và châu Á (nơi quần thể còn sót lại cư ngụ ở vườn quốc gia Rừng Gir thuộc Ấn Độ), các phân loài sư tử tuyệt chủng từng sống ở Bắc Phi và Đông Nam Á.

– Là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa loài người, sư tử đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại. Sư tử đã được nuôi nhốt từ thời Đế quốc La Mã và là một loài chủ chốt được tìm kiếm để triển lãm trong các vườn bách thú trên khắp thế giới kể từ cuối thế kỷ 18. Miêu tả văn hóa của sư tử là nổi bật trong thời kỳ đồ đá cũ; tranh khắc và tranh vẽ từ hang động Lascaux và Chauvet ở Pháp đã có từ 17.000 năm trước, và các mô tả đã xảy ra ở hầu hết các nền văn hóa cổ đại và trung cổ trùng với các phạm vi trước đây và hiện tại của sư tử.

>>> Tham khảo: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính gì?

2. Một số điều kỳ thú về sư tử

– Tính bầy đàn:

Theo National Geographic, sư tử là một trong số những loài có “tính xã hội” nhất. Chúng sống cùng nhau theo các bầy đàn lớn với quy mô từ 15-40 con bao gồm nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng. Bầy càng đông càng chứng tỏ sức mạnh và số lượng con đực càng nhiều càng giúp đảm bảo an toàn cho bầy con.

– Tuổi thọ:

Tuổi thọ của sư tử khi sống trong tự nhiên là từ 10–14 năm, còn trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, sư tử đực hiếm khi sống được hơn 10 năm, bởi những trận chiến giữa những con sử tử đực với nhau.

Sư tử đực đạt đến độ trưởng thành ở khoảng ba tuổi và ở bốn đến năm tuổi có khả năng thách thức và thay thế con đực trưởng thành gắn liền với một đàn khác. Chúng bắt đầu già đi và suy yếu ở độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Có tới 80% những con sư tử con sẽ chết trước hai tuổi.

– Tiếng gầm:

Sư tử là một trong bốn loài mèo lớn được cho là có tiếng gầm. Tiếng gầm của một con sư tử có thể được nghe thấy từ cách đó 5 dặm (khoảng 8 km).

Sư tử có thể tạo ra một âm thanh lớn, có chiều sâu, bùng phát ra bên ngoài thông qua cái miệng hở của chúng. Khả năng tiếng gầm của sư tử đến từ một thanh quản có cấu tạo chuyên biệt và đặc biệt thích nghi. Cả hai giới tính của sư tử đều gầm thét vì các lý do khác nhau, bao gồm cả việc công bố chủ quyền lãnh thổ, thông tin liên lạc với các thành viên khác, và tức giận, cuồng nộ. Ngoài ra, tiếng gầm của một con sư tử được sử dụng trong quá trình tìm kiếm và cạnh tranh cho một người bạn đời.

– Sư tử cái thực hiện hầu hết các cuộc săn mồi:

Chúng ta dễ dàng bị thu hút bởi phong thái quyền lực của những con sư tử đực, tuy nhiên, sư tử cái lại đảm nhiệm từ 85-90% việc săn mồi. Trong khi đó, những con đực có trách nhiệm bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ trước bầy của đối thủ hay những kẻ săn mồi khác. Dù con cái thực hiện phần lớn việc săn mồi, sư tử đực lại thường được ăn trước!

– Không cần uống nước mỗi ngày, nhưng chúng nhất định phải ăn:

Tuy có thể sống mà không có nước uống trong 4 ngày, nhưng một con sư tử trưởng thành cần khoảng 10-15 cân thịt mỗi ngày.

Tại sao sư tử ăn thịt sống?

– Bờm:

Một thước đo tốt về tuổi của sư tử đực là màu tối của chiếc bờm. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối.

Bờm của sư tử là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài. Nó bắt đầu phát triển khi sư tử khoảng một tuổi. Màu bờm thay đổi và tối dần theo tuổi; nghiên cứu cho thấy màu sắc và kích thước của nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ môi trường trung bình. Chiều dài bờm rõ ràng báo hiệu sự thành công trong các mối quan hệ xung đột giữa các con đực; Những cá thể có màu sẫm hơn có thể có cuộc sống sinh sản dài hơn và tỷ lệ sống của con non cao hơn, mặc dù chúng phải chịu đựng trong những tháng nóng nhất trong năm.

Sư tử đực có bờm và thường bị loại trừ ra khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Những con sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn mà không có bộ bờm to nặng.

3. Tạo sao sư tử ăn thịt sống?

Sư tử ăn thịt sống vì chúng chưa tiến hóa, không có trí khôn, không biết lao động, nên không biết nấu ăn. Vậy nên chúng mới ăn thịt tươi sống. Nhưng đó cũng chỉ là tạm bợ (có ngày có, có ngày không).

– Có thể thấy ngoài sư tử ra thì còn có một số loài động vật khác ăn thịt như hổ, báo… cũng ăn thịt sống. Động vật không biết nấu ăn để làm thực phẩm chín tới còn con người chúng ta thì khác, chúng ta biết tự nấu ăn, biết tự chế biến thực phẩm và còn biết những đồ tươi sống đó không có lợi cho sức khỏe của mình, động vật ăn những thứ đó mà vẫn sống được thực chất chỉ là do tính hoang dã của chúng, có thể ăn đồ tươi tạm được, và cũng bởi vì dù chúng có giác quan hơn người nhưng ngốc hơn.

———————–

Trên đây là bài tìm hiểu của Toptailieu về câu hỏi Tại sao sư tử ăn thịt sống?. Hi vọng thông qua bài mở rộng trên, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về kiến thức câu hỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.