Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tư tưởng vĩ đại, xuyên suốt quá trình phát triển của dân tộc, nhờ những tư tưởng tiến bộ và quan điểm đúng đắn, luôn học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, muốn cho chữ CẦN có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc.

Câu hỏi: Theo Hồ Chí Minh, muốn cho chữ CẦN có nhiều kết quả hơn, thì phải?

A. Khéo phân công, giao việc

B. Có kế hoạch cho mọi công việc

C. Cả phương án.

D. Khéo tổ chức, quy tụ mọi người

Đáp án đúng: B. Có kế hoạch cho mọi công việc

Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Theo Hồ Chí Minh, muốn cho chữ CẦN có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Mỗi con người luôn phải siêng năng làm việc, học tập sáng tạo trong hoạt động của mình, không ngừng học hỏi, chinh phục và đạt được những đỉnh cao mới.

– Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người – trong suốt cuộc đời, Người đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định.

Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất tối thiểu để con người “được thực sự là người”. Đó cũng là những đức tính cơ bản để xây dựng nên những con người xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đức “cần” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên đầu tiên. Bác Hồ đã giải thích rõ “cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”. Không những một người phải “cần” mà nhiều người phải “cần”, cả đất nước phải “cần”, bởi “Cả nhà siêng thì chắc ấm no. Cả làng siêng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng thì nước mạnh giàu”. Ấy là chân lý giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa. Người chỉ rõ, đối lập với “cần” là lười biếng. Người dạy, lười biếng là trái với đạo lý làm người, đi ngược với đạo đức của người cách mạng, nên “người lười biếng là có tội với đồng bào, Tổ quốc”. Song không chỉ cứ siêng năng, chăm chỉ là đã thực hiện được chữ “cần”. “Nếu làm cố chết, cố sống trong một ngày, một tuần hoặc một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Như vậy không phải là cần”. Theo Người “cần” phải đi liền với “chuyên”. “Chuyên” có nghĩa là dẻo dai, bền bỉ. Nếu chỉ “cần” 1 ngày mà 10 ngày không “cần” thì cũng vô ích.

Theo Hồ Chí Minh, muốn cho chữ CẦN có nhiều kết quả hơn, thì phải?

– Học tập Hồ Chí Minh về chữ CẦN

Cần theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, lao động, chiến đấu và sản xuất. Cần còn có nghĩa là việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được, cũng như dao siêng mài thì sắc bén, ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Bác dạy: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai”. Bác còn dạy: “Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”. Bác phân tích đối lập với cần là lười biếng: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Một người lười biếng, có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn, hàng vạn người khác”.

Tuy nhiên, theo Bác, chữ Cần không chỉ là chăm chỉ, siêng năng mà phải gắn với trí sáng tạo, phương pháp, lề lối làm việc khoa học, chủ động trong việc sắp xếp công tác hợp lý, khoa học: “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng”. Cần và Chuyên không tách rời nhau, Người khẳng định “Cần và Chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ. Nếu không Chuyên, nếu một ngày Cần mà mười ngày không Cần, thì cũng vô ích”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.