Thuyết minh về bài thơ Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý sẽ giúp ta thấy rõ về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu.

1. Dàn ý Thuyết minh về bài thơ Đồng chí học sinh giỏi 

a. Mở bài

– Giới thiệu qua về thể loại văn thuyết minh và dẫn dắt vào tác phẩm

b. Thân bài

* Tác giả Chính Hữu

– Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926 – Mất ngày 27 tháng 11 năm 2007

–  Tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở  Hà Tĩnh

– Vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ tham gia kháng chiến

– Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng

– Thơ ông chỉ viết về những người lính và về hai cuộc kháng chiến

– Các tác phẩm tiêu biểu của ông là:

+ Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966), 24 bài

+ Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1977)

+ Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1988)

* Tác phẩm Đồng Chí

Thuyết minh về bài thơ Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý

– Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác vào đầu năm 1948, thuộc giai đoạn sau khi Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) và đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

– Bố cục: chia làm ba phần

+ 7 câu thơ đầu: Cơ sở để hình thành tình đồng chí.

+ 11 câu thơ tiếp theo: Tình cảm, tình đồng chí thắm thiết và vẻ đẹp của hình tượng người lính

+ 3 câu thơ còn lại: sự gắn kết của những người chiến sĩ

– Nhan đề “Đồng chí”: ngắn gọn, xúc tích nhưng đã thể hiện được toàn bộ nội dung của bài

– Những ý chính về nội dung của bài thơ:

+ Xuất thân của người lính: đều xuất phát là những người nông dân nghèo khó, chất phác hiền lanh

+ Họ chấp nhận rời bỏ quê hương, rời bỏ những thứ thân thuộc nhất của mình để ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc

+ Phải chịu nhiều khó khăn, vất vả và thiếu thốn về mọi mặt: sốt rét, áo rách, quần vá, chân không giày….

+ Hiện thực chiến trường khốc liệt nhưng vẫn len lỏi những tình cảm nồng cháy, những sự lạc quan, yêu đời

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề và nêu lên cảm nhận chung thông qua bài thơ trên.

2. Thuyết minh về bài thơ Đồng chí học sinh giỏi 

Cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp của dân tộc ta đã trôi qua nhiều năm nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân Việt Nam. Những người làm nên chiến thắng đó chính là những người lính, người nông dân anh dũng và chăm chỉ. Hình ảnh của họ được các nhà văn, nhà thơ lưu giữ lại trong những tác phẩm của mình. Trong bài thơ Đồng Chỉ của Chính Hữu, hình ảnh người lính chống Pháp hiện lên ngoan cường mà lại gần gũi. Cùng với đó, ông còn thể hiện tình nghĩa giữa những người đồng đội, hơn thế nữa, đó còn là tình người trong hoàn cảnh khó khăn.

Chính Hữu sinh năm 1926, quê ở huyện Cam Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một người chiến sĩ tham gia vào cuộc cả hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà nước, đồng thời cũng là một nhà thơ xuất sắc của dân tộc. Ônng bắt đầu sự nghiệp sáng tác vào năm 1947, chủ đề thường là về người lính và chiến tranh, các tác phẩm của ông có ngôn từ linh hoạt, giản dị. Tác phẩm Đồng chí chính là một tác phẩm tiêu biểu trong số đó. Tác phẩm miêu tả hình tượng người lính trong cuộc đấu tranh chống Pháp, bộc lộ tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người đồng đội.

Nhan đề tác phẩm “Đồng chí” có tính bao quát cao, thể hiện trọn vẹn nội dung cũng như ý nghĩa của bài thơ. Nó được hiểu là những người cùng chung chí hướng, không phân biệt dân tộc hay hoàn cảnh.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí !”

Những người đồng đội trong bài thơ không chỉ là người cùng nhau chiến đấu, mà ở một mặt nào đó họ giống nhau kì lạ. Đó là hoàn cảnh xuất thân bên ruộng vườn, là niềm tin bất diệt vào một ngày đất nước độc lập. Trong những ngày hành quân và chiến đấu khắc khổ, họ đồng hành bên nhau, thấu hiểu nỗi đau và cả sự mỏi mệt của nhau. Cũng nhờ những ngày đó, tình cảm gắn bó của những người lính được hình thành và bền vững. Giờ đây, họ không chỉ là đồng đội, mà còn là những người cùng trong một gia đình.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”

Trong đoạn thơ tiếp theo, hình ảnh những người lính được tác giả miêu tả chân thực và rõ nét hơn. Họ chỉ là những người nông dân quanh năm gắn bó với mảnh ruộng, căn nhà. Vậy mà anh và tôi, từ bỏ cả nơi quen thân trong một phần cuộc đời, nghe theo tiếng gọi cầm súng đuổi giặc ngoại xâm. Theo sau những người lính chính là lắng lo về quê hương, là nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nhưng chẳng ai trong họ dừng lại cả. Hoàn cảnh nơi chiến khu cũng rất thiếu thốn, là sự khó khăn về vật chất, là sự căng thẳng treo cao trong lòng mỗi người. Nhất là những cơn sốt rét kinh hoàng gây ra chp người chiến sĩ, cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Không chỉ vậy, những người lính còn chia se hết những tâm tư tình cảm của mình mà không hề nghi ngại. Những con người chân chất, hình ảnh áo rách, quần vá lại càng làm cho hình ảnh của họ càng trở nên chân thật, bình dị.

Bài thơ có rất nhiều câu thơ nói về sự khó khăn, những trở ngại cho cuộc sống kháng chiến của những người chiến sĩ. Tuy vậy, ta lại không hề thấy họ thở than, oán trách. Ta chỉ thấy được sự cảm thông, tình thương người của những người lình trẻ dành cho nhau, và cả niềm tin bất diệt vào lá cờ của Đảng sẽ soi sáng cho cách mạng Việt Nam. Thơ của Chính Hữu phản ánh hoàn cảnh tàn khốc của chiến trường, nhưng lại cho ta thấy những nghĩa cử cao đẹp của tình người. Tuy hiện thực, nhưng lại rất lãng mạn.

Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu là một tác phẩm xuất sắc và thành công trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước. Bên cạnh chủ đề chính, tác giả còn thể hiện được tình thương người của nhân dân Việt Nam nói chung và của người lính nói riêng. Bằng những vần thơ bình dị mà thấm đượm tình cảm, Đồng chí đã bộc lộ được vẻ đẹp tinh thần và vĩ đại của những người lính kháng chiến.

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Thuyết minh về bài thơ Đồng chí học sinh giỏi kèm dàn ý. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung thêm những kiến bổ ích về môn Ngữ văn cùng cách viết văn phân tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.