Cây chuyện về người phụ nữ thủy chung, một lòng một dạ vì chồng trong câu chuyện người con gái Nam Xương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi tác giả đã xây dựng một hình tượng nhân vật đẹp người đẹp nết. Trong bài viết này Toptailieu sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách thuyết minh về Chuyện người con gái Nam Xương học sinh giỏi hay và chính xác nhất.
1. Dàn ý thuyết minh về Chuyện người con gái Nam Xương học sinh giỏi
Mở bài
– Đôi nét về tác giả, tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Dữ, tác giả đã thành công xây dựng hình ảnh người phụ nữ thủy chung điển hình cho cô gái Việt Nam đẹp người đẹp nết.
Thân bài
* Những nét chính về câu chuyện
– Tập Truyền kì mạn lục nổi tiếng về ghi lưu giữ những câu chuyện kì lạ và chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tập đó. Câu chuyện nổi tiếng đưa đến bạn đọc về những hình ảnh về giá trị về nội dung và giá trị về nghệ thuật, với các nhân vật: Vũ Nương,…
* Nét chính để thuyết minh
– Về nhân vật Vũ Nương: người phụ nữ điển hình cho lòng thủy chung, son sắt, chính trực, hết lòng yêu thương chồng con
– Về Trương Sinh: là một chàng trai hiền lành, chồng của Vũ Nương, người đã hiểu lầm và tạo ra bi kịch cho Vũ Nương
– Về bé Đản: là người con của Trương Sinh và Vũ Nương, là nguyên nhân của hiểu lầm
– Nhân vật Phan Lang: Người hòa giải hiểu lầm
* Nội dung và nghệ thuật
– Về nội dung, câu chuyện nói về người phụ nữ thủy chung – Vũ Nương cô gái chính trực đẹp người, đẹp nết. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật, xây dựng hình tượng, kết hợp tự sự với trữ tình.
Kết bài
– Nêu khái quát lại đề
– Đánh giá về tác phẩm và khái quát tài năng của tác giả
2. Bài văn Thuyết minh về Chuyện người con gái Nam Xương học sinh giỏi
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm nổi tiếng nằm trong tập “Truyện kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Tác phẩm dựa trên cốt truyện dân gian kể về chàng Trương Sinh vì quá ghen tuông nên gián tiếp đẩy người vợ tào khang của mình vào chỗ chết. Cốt truyện cũ, quen thuộc nhưng bằng sự sáng tạo của mình, Nguyễn Dữ đã thổi hồn vào đó và khiến tác phẩm trở nên nổi tiếng, trở thành một trong những đỉnh cao của văn học thời kỳ phong kiến.
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tập “Truyền kì mạn lục”, đó là ghi chép những chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian và toàn bộ viết bằng chữ Hán, thể tản văn xen lẫn thơ ca và biền văn. Mỗi câu chuyện đều có thêm lời bình của tác giả hoặc của một người khác có cùng quan điểm với ông. Dù dựa trên cốt truyện dân gian nhưng tác phẩm không chỉ là sự sao chép đơn thuần. Nguyễn Dữ đã có sự gia công, sáng tạo và trau chuốt đặc biệt là ở những yếu tố hoang đường, ly kỳ, những chi tiết phân tích nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động. Vì thế mà nhân vật trong tác phẩm của ông có màu sắc, có hồn hơn rất nhiều so với nhân vật trong truyện dân gian.
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm được nhiều người biết đến, có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, khiến tên tuổi của Nguyễn Dữ sáng chói trong lịch sử văn học nghệ thuật đương thời.
Có thể chia tác phẩm thành ba phần: Phần 1 nội dung kể về cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của Mị Nương bên chồng, trước khi chồng ra trận, phần 2 khi chồng ra trận, Mị Nương hết mực chăm lo mẹ già, nuôi con, chờ chồng nhưng khi chồng trở về phải chịu nỗi hàm oan phải gieo mình xuống sông tự vẫn và phần còn lại, Mị Nương ở thế giới dưới thuỷ cung, trở về thăm chồng con và được lập đàn giải oan.
Biết chồng là người có tính đa nghi, khi ở với chồng, Mị Nương giữ gìn khuôn phép, chăm chồng, chăm con, hai vợ chồng chưa ngày nào xảy ra xô xát, cuộc sống trong ấm ngoài êm ai nấy đều rất ngưỡng mộ. Ngày chồng phải ra chiến trận, nàng không màng gì nhiều, chỉ mong chồng bình an trở về để tổ ấm trọn vẹn, con có cha, vợ có chồng. Chồng ra chiến trận, Mị Nương giữ trọn đạo làm con, hết lòng chăm sóc mẹ già, mẹ mất nàng một mình đứng ra lo liệu ma chay, mồ yên mả đẹp, ai nấy cũng đều công nhận phẩm chất và đức hạnh của nàng. Ngày Trương Sinh trở về những tưởng bao ngày tháng vất vả của nàng sẽ được bù đắp, nào ngờ, Trương Sinh chỉ vì tin lời đứa con thơ dại đã vu oan cho nàng, một mực đuổi nàng ra khỏi nhà, nghi ngờ tiết hạnh của vợ mình mặc cho nàng hết lời thanh minh. Thế rồi để chứng minh tiết hạnh nàng đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Mọi chuyện sáng tỏ, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ, mong vợ quay trở về, nhưng trâm gãy bình tan Mị Nương chẳng thể nào quay lại chốn nhân gian được nữa.
Cái chết của Mị Nương có nguồn cơn từ sự ghen tuông của Trương Sinh nhưng sâu xa hơn bắt nguồn từ sự trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến, sự hà khắc của Nho giáo đã nuôi dưỡng, dung túng người đàn ông gia trưởng, sự phân biệt giàu nghèo, giai cấp trong xã hội phong kiến. Ngay từ đầu khi giới thiệu Mị Nương và Trương Sinh, Nguyễn Dữ đã hé lộ Mị Nương con nhà nghèo còn Trương Sinh vốn gia đình khá giả. Vốn biết thân phận mình nghèo hèn nên Mị Nương hết lòng giữ gìn khuôn phép, bổn phận. Nhưng dường như giữa hai vợ chồng luôn có khoảng cách vô hình giữa giàu nghèo, đó chính là sự phân biệt của giai cấp trong xã hội. Như vậy cái chết của Mị Nương suy cho cùng không chỉ lỗi ở Trương Sinh mà là hậu quả của xã hội phong kiến nặng nề với tư tưởng Nho Giáo cổ hủ, do chiến tranh loạn lạc, sự phân chia giai cấp. Tất cả đã đẩy người phụ nữ như Mị Nương phải tìm đến cái chết. Cái chết của Mị Nương cũng chính là tiếng nói tố cáo đanh thép xã hội phong kiến đã không cho người phụ nữ quyền được lựa chọn, vùi dập người phụ nữ khiến họ phải tìm đến cái chết để giải thoát. Đó chính là giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc mà tác phẩm đặt ra.
Với “Chuyện người con gái Nam Xương” nói riêng, “Truyền kỳ mạn lục” nói chung, Nguyễn Dữ cùng với Lê Thánh Tông, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trinh đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại một bước phát triển mới đầy tự hào. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” xứng đáng là một kiệt tác văn xuôi trung đại.
———————————-
Trên đây, Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu cách thuyết minh về Chuyện người con gái Nam Xương học sinh giỏi. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt.