Trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Tống (1075 – 1077). Thực hiện tư tưởng quân sự “tiên phát chế nhân”, quân và dân nước Đại Việt đã chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị.  Nhờ đó làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh. Vậy Tiên phát chế nhân là cách đánh địch của ai? Các bạn hãy cùng Toptailieu đến với bài tìm hiểu dưới đây để tìm ra đáp án cũng như hiểu hơn về cách đánh Tiên phát chế nhân nhé!

1. Tiên phát chế nhân là gì?

“Tiên phát chế nhân” là một kế sách trong “Tam thập lục kế”, nghĩa là “Ra tay trước chế phục người”.

Tiên phát chế nhân là cách đánh địch của ai?

2. Tiên phát chế nhân là cách đánh địch của ai?

Tiên phát chế nhân là cách đánh địch của Lý Thường Kiệt. Trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075-1077), với việc đánh giá, phân tích tình hình trước thế địch mạnh, Lý Thường Kiệt cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Ông chủ trương “tiên phát chế nhân”, sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các đồn, trại của giặc, triệt phá các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng ở dọc biên giới từ cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu cho tới thành Ung Châu.

>>> Xem thêm: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

3. Tại sao Tiên phát chế nhân lại được Lý Thường Kiệt sử dụng khi đó?

Bởi lẽ, nếu biết được âm mưu của nhà Tống mà ta chỉ bí mật chuẩn bị để đợi giặc đến thì khó có thể chủ động đánh bại được kẻ thù và nếu có giành thắng lợi cũng sẽ chịu nhiều tổn thất.  Tư tưởng tiên phát chế nhân được nhà Lý thực hiện rất đúng thời cơ nên đã tạo được sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt địch. Mặc dù Lý Thường Kiệt biết được ý đồ của giặc từ lâu và tư tưởng “tiên phát chế nhân” cũng sớm được hình thành, nhưng Ông chưa tiến quân vội, bởi nếu tiến công sớm, lực lượng ta chưa đủ sức để giành thắng lợi nhanh gọn, lực lượng địch tuyển mộ ở các căn cứ còn ít, lương thảo của chúng tích trữ chưa nhiều thì hiệu suất và tác động của cuộc tiến công sẽ không cao. Còn nếu tiến công muộn, khi đó lực lượng địch đã mạnh lên, thành trì thêm vững chắc thì khó có thể giành thắng lợi. Ở đây, Lý Thường kiệt đã tổ chức tiến công vào thời điểm lực lượng ta tương đối mạnh, trong khi đó, lực lượng địch tập trung ở Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn nhưng chất lượng chiến đấu chưa cao vì mới tuyển mộ; việc rút lực lượng tinh nhuệ của địch ở phía Bắc chưa hoàn thành nên đã giành thắng lợi nhanh gọn và có tác động mạnh mẽ làm nhụt ý chí xâm lược của địch. Điều này đã thể hiện sự tài tình trong cách đánh trận của Lý Thường Kiệt.

Tiên phát chế nhân là cách đánh địch của ai?

4. Tiên phát chế  nhân trên đất Tống của Lý Thường Kiệt

Nhằm lúc nhà Tống đang gặp nhiều khó khăn lớn, trong thì nhân dân chống đối, ngoài thì Liêu, Hạ uy hiếp, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

Lý Thường Kiệt chia quân làm hai mũi, trước tiên dùng 4 vạn quân (gồm phần lớn thổ binh) tiến công dọc biên giới để thu hút lực lượng địch. Mũi thứ hai gồm 6 vạn đại quân vượt biển bất ngờ đổ bộ đánh chiếm các cảng Khâm (Khâm Châu), Liêm (Hợp Phố) rồi tiến về phía thành Ung (Nam Ninh) hợp với đạo quân từ phía biên giới theo hướng Vĩnh Bình đánh sang.

Ngày 15-9 (26-10-1075), suốt dọc biên giới từ Quảng Uyên (Cao Bằng) tới Vĩnh An (Móng Cái) quân ta bất ngờ tiến công phá hủy các đồn trại, tiêu diệt nhiều binh lính, tướng lĩnh địch, làm cho triều đình Tống không kịp đối phó.

Ngày 20-10 (30-12-1075), đại quân ta bất ngờ đổ bộ lên cảng Khâm tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đây.

Ngày 10 tháng Chạp (18-1-1076), đại quân ta đã vây chặt thành Ung. Đến ngày 23 tháng giêng, sau 42 ngày vây hãm và tiến công quyết liệt ta hạ thành Ung, diệt và bắt sống nhiều quân địch.

Mục đích của cuộc tiến công đã đạt được, nhiều lực lượng địch bị tiêu diệt, nhiều thành lũy lớn nhỏ bị san bằng, lương thực, khí giới bị hủy hoặc bị tước đoạt, sự chuẩn bị xâm lược của giặc bị phá vỡ nghiêm trọng. Lý Thường Kiệt quyết định lui quân về nước.

5. Bài học kinh nghiệm từ cách đánh Tiên phát chế nhân của Lý Thường Kiệt

Sử sách đều đánh giá rằng, nhờ có Tiên phát chế nhân của Lý Thường Kiệt mà quân Đại Việt đã chủ động tiến công trước, để triệt phá cơ sở hậu cần quân sự của quân Tống. VIệc này đã làm suy giảm binh lực Tống, phân tán nội bộ và làm suy nhược ý chí muốn xâm lấn Đại Việt. Đây cũng là tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh sau này.

Tiên phát chế nhân của Lý Thường Kiệt đúng là một tư tưởng đúng đắn, khôn khéo và táo bạo. Điều này đã được vận dụng bởi:

– Một là việc nắm vững và đánh giá đúng tình hình, tương quan lực lượng để đề ra kế sách tiến công táo bạo, giành thắng lợi.

– Hai là, việc đánh giặc trên đất nhà đã khó,đánh giặc trên đất giặc lại càng khó hơn. Do đó, Lý Thường Kiệt đã tạo lập tư tưởng, quyết tâm cho binh sĩ và sự ủng hộ của dân chúng nước giặc đối với cuộc tiến công chiến lược.

– Ba là vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến tiêu diệt địch giành thắng lợi.

Đây đều là các giá trị cốt lõi mà Tiên phát chế nhân của Lý Thường Kiệt muốn gửi gắm cho thế hệ mai sau. Quốc gia tự vệ không có nghĩa là phải chờ giặc, mà đánh giặc trước khi giặc tới nước ta.

—————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Tiên phát chế nhân là cách đánh địch của ai? Cũng như một số kiến thức mở rộng khác về Tiên phát chế nhân của Lý Thường Kiệt. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.