Câu trả lời chính xác nhất: Trường từ vựng chỉ hoạt động: đi, đứng, chạy nhảy, cười, nói, hát, mếu, khóc…

Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: mặt, mắt, đầu, miệng, chân, tay…

Để hiểu rõ hơn về trường từ vựng, Toptailieu mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.

1. Trường từ vựng là gì?

Tìm trường từ vựng chỉ bộ phận và hoạt động của người

Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp (khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ…), từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt).

Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa.

Một số ví dụ :

+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, …

+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết,…

>>> Tham khảo: Ví dụ về sự phát triển của từ vựng?

2. Phân loại trường từ vựng

Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa, trường từ vựng được phân loại như sau:

– Trường tuyến tính là tập hợp các từ vựng nằm trên trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ tại trục đó.

Để xác lập các trường tuyến tính, ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ hoặc câu).

Ví dụ: Trường từ vựng “Làm” bao gồm bài tập, giáo viên, bác sĩ,…

– Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu vật và trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:

+ Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

Để xác lập trường nghĩa biểu vật, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc.

Chẳng hạn, chọn từ “Cá” là danh từ biểu thị sự vật làm gốc. Ta được trường từ vựng như sau:

(i) Tên gọi cá loài cá: Cá chép, cá vàng, cá trắm, cá cờ,…

(ii) Các bộ phận cấu tạo: Đầu, mắt, vây,..

(iii) Hình dáng, kích thước: To, nhỏ,…

(iv) Mục đích sử dụng: giống, cảnh,…

+ Trường biểu niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu niệm.

Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.

– Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó.

Để xác lập trường liên tưởng, cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” bao gồm:

(i) Liên tưởng mối quan hệ trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh em, chị em, cô, dì, chú, bác,..

(ii) Liên tưởng về hoạt động: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ,…

(iii) Liên tưởng về địa điểm: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ, sân thượng,…

(iv) Liên tưởng về tính chất: đùm bọc, yêu thương, bao dung, hi sinh,…

Tìm trường từ vựng chỉ bộ phận và hoạt động của người

3. Một số bài tập bổ trợ

Bài tập 1: Tìm trường từ vựng chỉ bộ phận và hoạt động của người

Trả lời:

– Trường tự vựng chỉ hoạt động: đi, đứng, chạy nhảy, cười, nói, hát, mếu, khóc…

– Trường tự vựng chỉ bộ phận cơ thể: mặt, mắt, đầu, miệng, chân, tay…

Bài tập 2: Từ ngữ nào trong những từ ngữ sau thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên? Vì sao?

Mưa, hàng hóa, nắng, chiến tranh, gió, lễ hội, tôn giáo, hạn hán, thủy triều, sóng thần, thể thao, động đất, lạm phát, băng giá.

Trả lời:

a) Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên: Mưa, nắng, gió, hạn hán, thủy triều, sóng thần, động đất, băng giá.

b) Giải thích: Bởi đây là những hiện tượng bản thân nó vốn có, con người không thể tạo ra cũng như chi phối, điều khiển được.

Bài tập 3: Hãy dùng một từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội. Em thử giải thích vì sao em có thể dùng như vậy

Trả lời:

a) Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội:

VD1: Theo các chuyên gia kinh tế, thế giới đang trải qua những đợt sóng thần về tài chính

VD2: Một biển người đang tiến vào lễ hội

VD3: Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán đang bị đóng băng

b) Giải thích: Đây là cách nói ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của các hiện tượng

Bài tập 4: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a) Cày, cuốc, thuổng, mai, bừa, đào, …

b) Dao, cưa, rìu, liềm, hái, …

c) Tủ, rương, hôm, vali, chạn, thúng, mủng, nong, nia, chai, lọ, vại, hũ, bình, …

d) Hiền, hiền lành, dữ, ác, độc ác, tốt bụng, rộng rãi, …

e) Buồn, vui, giận, căm phẫn, kích động, xao xuyến, …

Trả lời

a) Dụng cụ để xới đất.

b) Dụng cụ để chia cắt

c) Dụng cụ để chứa đựng.

d) Tính chất tâm lý.

e) Trạng thái nội tâm.

——————————–

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Tìm trường từ vựng chị bộ phận và hoạt động của người. Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.