Hướng dẫn Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,…96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn) ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Địa lí 11 theo chương trình SGK Địa lí 11. Tổng hợp lý thuyết Địa 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Soạn Địa 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – Tiết 1

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

II. Điều kiện tự nhiên

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 86 ngắn nhất: Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc

Lời giải:

– Thuận lợi:

+ Địa hình đa dạng: núi, cao nguyên, sơn nguyên, trung du, đồng bằng và thềm lục địa.

+ Khí hậu  cận nhiệt, ôn đới và có sự phân hóa theo chiều Đ – T, B  – N.

-> Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

– Khó khăn:

+ Thiên tai: bão, lũ,…

+ Vùng nội địa khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

1. Miền Đông

2. Miền Tây

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 88 ngắn nhất: Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hãy:

– Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.

– So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

– Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự  nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

Lời giải:

* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:

– Địa hình: núi cao (D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).

– Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

* So sánh miền Đông và miền Tây:

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

* Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc:

– Thuận lợi:

+ Địa hình:

Đồng bằng châu thổ phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Đồng cỏ lớn phía Tây thuận lợi chăn thả gia súc.

+ Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

+ Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn .

→ phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dang.

+ Diện tích rừng ở phía Tây giàu có → phát triển lâm nghiệp.

+ Khoáng sản phong phú, nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn → phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.

– Khó khăn:

+ Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho giao thông, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt.

+ Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt (Hoa Nam).

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 88 ngắn nhất: Quan sát hình 10.3, nhận xét sự thay đổi tổng số dân, số dân nông thôn và số dân thành thị của Trung Quốc.

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

Giai đoạn 1949 – 2005:

– Tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục, gấp khoảng  2,5 lần.

– Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, trong đó dân số thành thị tăng nhanh hơn.

– Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 89 ngắn nhất: Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

1. Dân cư phân bố không đều

– Giữa miền núi và đồng bằng:

+ Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân…)

⟹ Vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí  hậu thuận lợi, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

+ Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

⟹ Địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt khô hạn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội.

Riêng vùng phía Bắc SN. Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 -50 người/km2), trong lịch sử đây là con đường tơ lụa và ngày nay được xây dựng tuyến đường sắt chạy qua.

– Giữa thành thị- nông thôn:

+ Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 60%).

+ Năm 2005, số dân thành thị là 37%, số dân thành thị đang tăng lên nhanh chóng.

2. Xã hội

Câu hỏi và bài tập

Trả lời Bài 1 trang 90 Địa Lí 11 ngắn nhất: Dựa vào hình 10.1, nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

Đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc:

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Trả lời Bài 2 trang 90 Địa Lí 11 ngắn nhất: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp

Lời giải:

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Trả lời Bài 3 trang 90 Địa Lí 11 ngắn nhất: Dựa vào hình 10.1 và 10.4, nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

* Nhận xét:

Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:

– Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân…)

– Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

* Giải thích:

– Miền Đông là vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí  hậu thuận lợi, khoáng sản giàu có, đặc biệt vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội nên dân cư đông đúc.

– Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt khô hạn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội nên dân cư thưa thớt.

Riêng vùng phía Bắc SN. Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 -50 người/km2), trong lịch sử đây là con đường tơ lụa nên hoạt động buôn bán diễn ra sầm uất và ngày nay được xây dựng tuyến đường sắt chạy qua.

Trả lời Bài 4 trang 90 Địa Lí 11 ngắn nhất: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào

Lời giải:

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ  có một con.

Kết quả:

– Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 0,6%.

– Chính sách một con cùng với tư tưởng trọng nam đã tác động tiêu cực, dẫn tới chênh lệch giới tính (nam nhiều hơn nữ) và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước.

Soạn Địa 11 Bài 10: Kinh tế – Tiết 2

I. Khái quát

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 92 ngắn nhất: Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng?

Lời giải:

– Nhờ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu..).

– Tài nguyên rừng giàu có.

– Nguồn lao động dồi dào, năng động.Thị trường tiêu thụ lớn.

– Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.

– Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp của nhà nước.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 93 ngắn nhất: Dựa vào bảng 10.1. nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc.

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

Sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp Trung Quốc:

Trong giai đoạn 1985 – 2004 các sản phẩm đều có sản lượng tăng lên liên tục với tốc độ khác nhau.

– Sản lượng xi măng tăng nhanh nhất, tăng gấp 6,64 lần.

– Tiếp đến là sản lượng thép, tăng gấp 5,8 lần và sản lượng điện, tăng gấp 5,6 lần.

– Sản lượng phân đạm tăng 2,15 lần; tăng chậm nhất là than (gấp 1,7 lần).

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 94 ngắn nhất: Dựa vào hình 10.8, nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sự phân bố này.

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

* Sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc:

– Luyện kim đen: khu vực Đông Bắc, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.

– Luyện kim màu: Thẩm Dương, Qúy Dương, Lan Châu.

– Cơ khí: Hầu hết các trung tâm công nghiệp ở phía Đông.

– Điện tử, viễn thông: Quảng Châu, Hồng Công, Thẩm Dương,Trùng Khánh.

– Chế tạo máy bay: Thẩm Dương, Thượng Hải, Trùng Khánh.

– Sản xuất ô tô: Trùng Khánh, Bắc Kinh, Nam Kinh.

– Đóng tàu biển: ven biển như Thượng Hải, Quảng Châu, Phúc Châu.

– Hóa chất: Bắc Kinh, Thành Đô, Cáp Nhĩ Tân.

– Hóa dầu: các trung tâm ở ven biển như Thiên Tân, Quảng Châu.

– Dệt may: nhiều trung tâm công nghiệp phía Đông.

* Nguyên nhân:

Sự phân bố các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ, nguồn lao động của từng ngành.

– Các ngành luyện kim đen, luyện kim màu, hóa chất phân bố ở những nơi có nguồn khoáng sản: sắt, đồng, chì,…

– Ngành dệt may phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.

– Ngành điện tử, viễn thông phân bố ở những nơi có nguồn lao động với trình độ cao.

– Ngành đóng tàu, chế tạo máy bay phân bố dựa vào điều kiện sản xuất đặc thù.

Ngoài ra, sự phân bố các ngành công nghiệp còn phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, chính sách của nhà nước hay cơ sở hạ tầng.

2. Nông nghiệp

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 95 ngắn nhất: Dựa vào hình 10.9 và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc. Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

* Nhận xét:

– Cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (củ cải đường, đỗ tương, chè, bông, thuốc lá) và một số gia súc (bò, lợn)  phân bố tập trung ở khu vực miền Đông Trung Quốc.

– Miền Tây hầu như không phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, và gia súc trâu bò. Chủ yếu là nơi phân bố các đàn cừu và ngựa.

* Nguyên nhân:

– Miền đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:

+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa..

⟹ Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, đỗ tương, mía, bông, thuốc lá), cây chè… ; chăn nuôi lợn, bò; vùng biển phía Đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

+ Kinh tế-xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật-cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác…).

⟹ Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

– Miền Tây địa hình đồi núi sơn nguyên cao, khí hậu lục địa khô hạn với các hoang mạc và bán hoang mạc, chỉ phù hợp với giới hạn sinh thái của cừu và ngựa; không thuận lợi cho canh tác cây lương thực, lợn bò…

III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

Câu hỏi và bài tập

Trả lời Bài 1 trang 95 Địa Lí 11 ngắn nhất: Dựa vào bảng số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.

Lời giải:

Kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc:

* Ngành nông nghiệp:

– Kết quả:

+Sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất  cao.

+ Một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn.

+Ngành nông nghiệp phát triển trù phú ở các đồng bằng phía Đông: Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

– Nguyên nhân: áp dụng nhiều chính sách cải cách trong nông nghiệp

+ Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.

+ Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.

+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.

+ Miễn thuế nông nghiệp cho người dâ

* Công nghiệp :

– Kết quả:

+ Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.

+ Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng như: than, thép, xi măng, phân đạm.

+ Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may…Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.

+ Nhiều trung tâm công nghiệp có quy mô lớn và rất lớn phân bố chủ yếu ở phía Đông: Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán.

– Nguyên nhân :

+ Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

+ Thu hút vốn đầu tư lớn, năm 2004 thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất thế giới (60%).

+ Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.

Trả lời Bài 2 trang 95 Địa Lí 11 ngắn nhất: Dựa vào hình 10,8, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp Trung Quốc?

Lời giải:

* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:

– Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.

– Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.

* Nguyên nhân:

Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:

– Vị trí địa lí:

+ Tiếp giáp vùng biển  rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…

– Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…

+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).

⟹ Thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.

– Kinh tế- xã hội:

+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật  hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.

+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.

+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.

Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

Trả lời Bài 3 trang 95 Địa Lí 11 ngắn nhất: Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?

Lời giải:

* Nguyên nhân:

Miền đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:

+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa..

⟹ Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, đỗ tương, mía, bông, thuốc lá), cây chè… ; chăn nuôi lợn, bò; đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi; vùng biển phía Đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

+ Kinh tế-xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật-cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác…).

⟹ Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Soạn Địa 11 Bài 10: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc – Tiết 3

Giải bài tập 1 trang 96 SGK Địa lí 11: Dựa vào bảng số liệu sau: Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc với thế giới và nhận xét

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

Tỉ trọng GDP của Trung Quốc với thế giới: (đơn vị: %)

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Nhận xét:

Giai đoạn 1985 -2004:

– GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, gấp 6,9 lần.

– Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới cũng tăng lên nhanh.

Giải bài tập 2 trang 97 Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu (Bảng 10.3, trang 97 sgk Địa lí 11): Nêu nhận xét về sản lượng một số nông sản của Trung Quốc.

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

– Giai đoạn 185 -2004: sản lượng các loại nông sản đều tăng, thịt lợn có sản lượng tăng nhanh nhất.

– Các sản phẩm đứng đầu thế giới là: lương thực, bông, lạc, thịt lợn, thịt cừu.

– Thịt bò và mía xếp thứ 3 thế giới.

Giải bài tập 3 trang 97 SGK Địa lí 11: Dựa vào bảng 10.4, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc. Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu của nước này.

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Lời giải:

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

Nhận xét:

Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi tích cực:

– Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên khá nhanh.

– Tỉ trọng nhập khẩu có xu hướng giảm.

– Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu, năm 1995 và 2004 xuất siêu.

Sơ đồ tư duy Địa 11 Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

1. Tự nhiên, dân cư và xã hội

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

2. Kinh tế

Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,...96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)

——————————-

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Tóm tắt Địa 11 Bài 10 trang 86, 87,…96, 97 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn)  bám sát nội dung trong bộ SGK Địa 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến ​​thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.