Hướng dẫn Tóm tắt Địa 11 Bài 11 trang 98, 99,…108, 109 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn) ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Địa lí 11 theo chương trình SGK Địa lí 11. Tổng hợp lý thuyết Địa 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.
Soạn Địa 11 Bài 11: Tự nhiên, dân cư và xã hội – Tiết 1
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99 ngắn nhất: Dựa vào hình 11.1, hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào
Lời giải:
– Đông Nam Á tiếp giáp với biển và đại dương:
+ Biển Đông.
+ Thái Bình Dương.
+ Ấn Độ Dương.
– Ý nghĩa:
+ Thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế – xã hội giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
+ Cung cấp nguôn tài nguyên phong phú, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển…).
+ Biển và đại dương là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, có vai trò điều hòa khí hậu, mang lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á ⟶ hoạt động sinh sống và phát triển kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.
2. Đặc điểm tự nhiên
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99 ngắn nhất: Dựa vào lược đồ “Các nước trên thế giới” trang 4,5 sgk, ghi tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á
Lời giải:
– Các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa: Mi – an – ma, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt Nam.
– Các quốc gia thuộc Đông Nam Á hải đảo: Xin–ga–po, In–đô–nê–xi–a, Bru–nây, Đông–ti–mo, Phi–lip–pin, Ma–lai–xi–a.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99 ngắn nhất: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông –tây có những ảnh hưởng gì
Lời giải:
Lãnh thổ bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc-đông nam, việc phát triển giao thông theo hướng đông –tây giúp nối liền các quốc gia với nhau (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Mianma) , thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 99 ngắn nhất: Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế
Lời giải:
* Thuận lợi:
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước, các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm..).
– Khí hậu có sự phân hóa đa dạng tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng.
* Khó khăn:
– Khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện để sâu bệnh phát triển mạnh.
– Thiên tai bão nhiệt đới, mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt vùng đồng bằng và lũ quét, lũ ống vùng núi.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
2. Xã hội
Câu hỏi và bài tập
Trả lời Bài 1 trang 101 Địa Lí 11 ngắn nhất: Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực
Lời giải:
* Thuận lợi:
– Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
– Tài nguyên đất phong phú và màu mỡ: ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ, vùng núi tập trung diện tích lớn đất đỏ badan, freralit…thuận lợi cho canh tác, hình thành các vùng chuyên canh lương thực và cây công nghiệp quy mô lớn.
– Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào cung cấp nguồn nước cho việc phát triển nông nghiệp, các ngành công nghiệp; đặc biệt có tiềm năng thủy điện lớn.
– Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải; dễ dàng giao lưu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
– Khoáng sản: đa dạng và nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu khí, sắt, đồng), phân bố ở khắp các nước
⟶ là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp.
– Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.
* Khó khăn:
– Thiên tai thường xuyên xảy ra : bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần…
– Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…
Trả lời Bài 2 trang 101 Địa Lí 11 ngắn nhất: Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực
Lời giải:
* Dân cư:
– Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
– Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi ⟶ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa miền núi và đồng bằng.
* Xã hội:
– Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.
– Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…
Soạn Địa 11 Bài 11: Kinh tế – Tiết 2
I. Cơ cấu kinh tế
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 102 ngắn nhất: Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á
II. Công nghiệp
III. Dịch vụ
IV. Nông nghiệp
1. Trồng lúa nước
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 104 ngắn nhất: Hãy xác định trên hình 11.6 các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á
Lời giải:
Cơ cấu GDP các quốc gia có sự thay đổi theo hướng:
– Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp.
– Tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch của các quốc gia có sự khác nhau. Campuchia có tốc độ chuyển dịch chậm, Việt Nam có sự chuyển dịch rõ rệt nhất trong cả 4 quốc gia.
2. Trồng cây công nghiệp
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 104 ngắn nhất: Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á
Lời giải:
Nguyên nhân: Nhờ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 -2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…).
– Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du
⟶ Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.
– Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,… và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 104 ngắn nhất: Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á
Lời giải:
Một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á: măng cụt, xoài, cam, mãng cầu, chuối, nhãn, bưởi,…
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 105 ngắn nhất: Hãy kể tên những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á
Lời giải:
Những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á: mực ống, tôm, cá thu, bào ngư, cá nục, cá thu,.…
Câu hỏi và bài tập
Trả lời Bài 1 trang 105 Địa Lí 11 ngắn nhất: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á
Lời giải:
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này.
Các ngành sản xuất chính là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
* Trồng lúa nước:
– Sản lượng lúa tăng liên tục, từ 103 triệu tấn (1985) lên 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).
– Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
– Các Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.
* Trồng cây công nghiệp:
– Cao su, cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
– Ngoài ra còn trồng các loại cây khác như cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả.
– Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.
– Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.
* Chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản:
– Chăn nuôi gia súc: trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
– Nuôi gia cầm khá phát triển.
– Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:
+ Nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.
+ Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn.
Trả lời Bài 2 trang 105 Địa Lí 11 ngắn nhất: Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp
Lời giải:
Một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp: Honda, Toyota, Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Pe-trô (Nga), Coca cola (Mỹ), Mec-xê-đet (Đức),…
Trả lời Bài 3 trang 105 Địa Lí 11 ngắn nhất: Dựa vào hình 11.5, cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ
Lời giải:
– Quốc gia ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao: Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
– Quốc gia ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) thấp là Campuchia.
Soạn Địa 11 Bài 11: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) – Tiết 3
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 106 ngắn nhất: Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN
Lời giải:
Đông-ti-mo là nước chưa gia nhập ASEAN.
1. Các mục tiêu chính của ASEAN
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 106 ngắn nhất: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định
Lời giải:
Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định vì:
– Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội.
– Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.
– Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông).
– Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược.
– Hạn chế sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 107 ngắn nhất: Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác
Lời giải:
– Cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua:
+ Các hội nghị, các diễn đàn.
+ Kí kết các hiệp ước 2 bên, nhiều bên, hoặc các hiệp ước chung
+ Tổ chức các hội nghị
+ Thực hiện các dự án, chương trình phát triển
+ Xây dựng khu vực mậu dịch tự do…
+ Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
Ví dụ:
– Về hoạt động văn hóa, thể thao: Đại hội thể thao Seagames.
– Các hội nghị: Hội nghị Cấp cao, các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, trong đó thúc đẩy đối thoại về các vấn đề kinh tế, chính trị – an ninh khu vực.
– Dự án Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông.
II. Thành tựu của ASEAN
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 107 ngắn nhất: Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó
Lời giải:
* Các thành tựu khác của ASEAN:
– Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 3 ở châu Á.
– ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan.
+ Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.
+ Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.
+ Một số nước có tốc độ tăng trưởng cao.
+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh…
* Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
III. Thách thức đối với ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 108 ngắn nhất: Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì
Lời giải:
Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển của ASEAN là:“Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên“.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 trang 108 ngắn nhất: Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển-kinh tế xã hội của mỗi quốc gia? Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?
Lời giải:
– Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ có ảnh hưởng:
+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
+ Tích lũy nền kinh tế giảm.
+ Gây áp lực về các vấn đề chi phí phúc lợi xã hội, nhà ở, xóa đói giảm nghèo…
– Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta để xóa đói, giảm nghèo:
+ Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cho sinh viên nghèo.
+ Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.
+ Hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động.
+ Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo”.
3. Các vấn đề xã hội khác
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
Câu hỏi và bài tập
Trả lời Bài 1 trang 108 Địa Lí 11 ngắn nhất: Nêu các mục tiêu của ASEAN
Các mục tiêu của ASEAN:
– Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
– Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
– Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
=> Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tới sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Trả lời Bài 2 trang 108 Địa Lí 11 ngắn nhất: Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí
Lời giải:
– Hiện nay, rừng bị chặt phá bừa bãi với nhiều mục đích khác nhau như lấy gỗ, làm nương rẫy…làm cho đất bị xói mòn, gây ra những trận lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại đến của cải và cả tính mạng con người.
– Biện pháp:
+ Khai thác, sử dụng một cách hợp lí tài nguyên rừng.
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.
+ Phạt nặng những hành vi hủy hoại môi trường và khai thác không hợp lí.
+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác và sử dụng.
Soạn Địa 11 Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á – Tiết 4
1. Hoạt động du lịch
Trả lời Bài 1 trang 109 Địa Lí 11: Dựa vào bản số liệu sau:
– Hãy vẽ biểu đổ cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á, năm 2003.
– Tính mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch.
– So sánh về số khách và chi tiêu của khách.
Lời giải:
a) Vẽ biểu đồ:
b)
Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch
c) So sánh:
– Về số khách du lịch:
+ Đông Á là khu vực thu hút nhiều lượt khách nhất, tiếp đến là khu vực Tây Nam Á.
+ Đông Nam Á có lượt khách quốc tế ít nhất.
– Về chi tiêu khách du lịch quốc tế:
+ Mức chi tiêu của khách ở Đông Á cao nhất.
+ Đông Á mặc dù có lượt khách đến ít hơn nhưng mức chi tiêu của khách lại cao hơn Tây Nam Á.
+ Tây Nam Á có mức chi tiêu của khách thấp nhất.
2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á
Trả lời Bài 2 trang 109 Địa Lí 11: Dựa vào hình 11.9, hãy nhận xét về cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 – 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á.
Lời giải:
Nhận xét:
– Xin-ga-po: năm 1990 nhập siêu, năm 2000 và 2004 xuất siêu.
– Thái Lan: năm 1990 nhập siêu; năm 2000 và 2004 xuất siêu, nhưng giá trị xuất siêu không lớn.
– Việt Nam: năm 1990, xuất – nhập khẩu không đáng kể. Năm 2000 và 2004, giá trị xuất- nhập khẩu tăng nhanh, nhưng cán cân thương mại luôn nhập siêu.
– Mi-an-ma: năm 2000 và 2004 xuất siêu, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm.
Sơ đồ tư duy Địa 11 Bài 11. Khu vực Đông Nam Á
1. Tự nhiên, dân cư và xã hội
2. Kinh tế
3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
——————————-
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn Tóm tắt Địa 11 Bài 11 trang 98, 99,…108, 109 kèm Sơ đồ tư duy (Lý thuyết, Soạn) bám sát nội dung trong bộ SGK Địa 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!