Hướng dẫn Tóm tắt nội dung bài Xuân về kèm Sơ đồ tư duy chi tiết nhất bao gồm hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm và cách vẽ sơ đồ tư duy dễ hiểu nhất.

1. Sơ đồ tư duy bài Xuân về

Tóm tắt nội dung bài Xuân về kèm Sơ đồ tư duy

 

2. Soạn bài Xuân về

Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10 tập 2):

Đề bài: Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí “xuân về” trong bài thơ.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ bài thơ.

– Chú ý những hình ảnh gợi không khí xuân về.

Lời giải chi tiết:

Một số hình ảnh gợi tả không khí “xuân về” trong bài thơ:

– Lá nõn, ngành non

– Người dân nghỉ việc đồng.

– Lúa thì con gái.

– Hoa bưởi, hoa cam rụng.

– Các cô, các bà trẩy hội chùa.

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10 tập 2): 

Đề bài: Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân làng quê Việt Nam trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tôi thích nhất là hình ảnh lúa thì con gái. Lúa lúc này giống như một cô gái mới lớn, tràn đầy sức sống, xuân thì. Con gái là danh từ đã trở thành tính từ để làm rõ tính chất của lúa: còn non, còn xanh, rất mượt, rất đẹp.

Câu 3 (trang 77, SGK Ngữ văn 10 tập 2): 

Đề bài: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào.

Phương pháp giải:

– Chủ đề: Lòng yêu mến cảnh vật của các vùng miền đất nước, sự giao hòa của con người với sự thay đổi của thiên nhiên.

– Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca và yêu thương con người, yêu thương cảnh vật, đặc biệt là cảnh vật ở nông thôn.

– Nhan đề “Xuân về” ngắn gọn, nêu ra được nội dung chính của văn bản, đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.