“Mùa xuân nhỏ nhỏ” là khúc ca cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải để lại cho cuộc đời. Từ cảm hứng về vẻ đẹp và thiên nhiên của xứ Huế, nhà thơ liên tưởng đến mùa xuân vĩnh hằng của đất nước, đồng thời thể hiện khát vọng dân hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân lớn của đất nước. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ 4 và 5 của bài thơ. Mời các bạn cùng tham khảo “Top 13 mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất?” dưới đây của Toptailieu.
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 1
“Mùa xuân nhỏ nhỏ” là khúc ca cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải để lại cho cuộc đời. Từ cảm hứng về vẻ đẹp và thiên nhiên của xứ huế, nhà thơ liên tưởng đến mùa xuân vĩnh hằng của đất nước, đồng thời thể hiện khát vọng dân hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân lớn của đất nước. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ 4 và 5 của bài thơ.
Xứ Huế mộng mơ dệt nên những tình cảm mến yêu tha thiết trong lòng nhà thơ. Từ những cảm xúc về mùa xuân trong suy tưởng, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
…
Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 2
Thanh Hải là nhà thơ gắn bó cả cuộc đời mình với cách mạng. Ông trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Nhà thơ xứ Huế luôn lạc quan, yêu đời và giữ trong mình tinh thần được cống hiến và góp sức mình vào công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ tiêu biểu nhất của ông, là tiếng lòng của nhà thơ trong những ngày cuối đời trên giường bệnh, khát khao được hòa mình vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới của cả nước sau thống nhất. Khổ thơ 4, 5 thể hiện rõ tinh thần ấy của tác giả.
“Ta làm con chim hót
…
Dù là khi tóc bạc.”
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 3
“Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thanh hải. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ, mong ước được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Thanh Hải đã đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông dành cả cuộc đời cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Ngay đến cả những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải vẫn khát khao được gắn kết với mạch nguồn cuộc sống, với trái tim lớn dân tộc, cống hiến sức lực nhỏ bé của mình trong công cuộc dựng xây đất nước. Ý nguyện cao đẹp ấy được trình bày trong khổ thơ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác phẩm cuối cùng mà nhà thơ gửi lại cho đời.
“Ta làm con chim hót
…
Dù là khi tóc bạc.”
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 4
Mùa xuân trong thi ca là đề tài được nhiều nhà thơ khai thác. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, là mùa của khát khao sống mãnh liệt, là mùa của niềm tin vào cuộc đời. Nhà thơ Thanh Hải, một người con của mảnh đất Huế thân yêu đã có bài thơ vô cùng hay viết về mùa xuân đó chính là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Điều tuyệt vời nhất là ông sáng tác bài thơ này khi đang nằm trên giường bệnh. Một người đang đau ốm mà vẫn cảm nhận được cái đẹp của mùa xuân. Chao ôi, mùa xuân ấy mới đẹp làm sao.
Suốt cuộc đời của mình, nhà thơ Thanh Hải đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua cả hai cuộc đấu tranh chống Mỹ và chống Pháp. Cái khát vọng được dâng hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc luôn ẩn chứa trong con người tác giả. Điều này thể hiện rất rõ qua khổ 4 và 5 trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ. Có thể xem đây là bài thơ, là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dành tặng cho chúng ta, dành tặng cho chính cuộc đời của ông.
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 5
Khi đất nước đang trên đà đi lên chủ nghĩa xã hội, hòa nhập với cộng đồng khi cần những con người biết hi sinh, biết cống hiến. Thanh Hải là một trong những nhà thơ tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, dù sức khỏe không tốt. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã phần nào nêu lên ước nguyện nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa lớn đối với đất nước. Đặc biệt trong hai khổ thơ:
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 6
Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Từ cảm hứng về vẻ đẹp và thiên nhiên của xứ huế, nhà thơ liên tưởng đến mùa xuân vĩnh hằng của đất nước, đồng thời thể hiện khát vọng dân hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân lớn của đất nước. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ 4 và 5 của bài thơ.
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 7
Tình yêu cuộc sống tha thiết, tình yêu nước nồng nàn và ước nguyện, khát khao có thêm một mùa xuân tuổi trẻ để cống hiến đã thôi thúc nhà thơ Thanh Hải viết lên một bài thơ về mùa xuân, bài thơ đó chính là Mùa xuân nho nhỏ. Cả bài thơ là những cảm xúc của ông trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất trời và sâu thẳm là khát vọng mãnh liệt của ông.
Mùa đông năm 1980, nhà thơ Thanh Hải phải nằm trên giường bệnh. Thế nhưng, trong tâm hồn ông vẫn khao khát được hướng ra thế giới ngoài cửa sổ, nơi mà vạn vật đang chìm trong giấc ngủ đông say sưa. Với tâm hồn luôn hướng đến mùa xuân của đất trời, mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã có những vần thơ xúc động. Những khát khao, những lý tưởng sống đẹp đẽ luôn là hành trang cho mỗi người tiến bước, cống hiến và dựng xây đời. Khổ thơ 4 và khổ thơ 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã biểu hiện đẹp đẽ nhất về tình thần ấy.
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 8
Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.
Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ bốn và năm của bài thơ:
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 9
Như chúng ta đã biết, mùa xuân là mùa hội tụ của các thi sĩ, là một mùa mang đậm chất thơ, cũng giống như các nhà thơ khác, nhà thơ Thanh Hải cũng đã cảm nhận được mùa xuân để sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để thể hiện ước nguyện nhỏ nhoi, cuối cùng trong đời của ông trước khi từ trần. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một bài thơ rất đặc sắc, đơn giản mà ấn đậm những dòng cảm xúc, ước nguyện của ông, điển hình qua hai khổ thơ trong bài:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 10
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
“Ta làm con chim hót
…
Dù là khi tóc bạc.”
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 11
Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Ông nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm mang lời tâm tình tha thiết. Trong đó, Mùa Xuân Nho Nhỏ là tác phẩm nổi bật được nhiều người đọc yêu thích. Bài thơ không chỉ là bức tranh mùa xuân tươi đẹp mà còn là khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành. Khổ thứ thứ 4 và thứ 5 chính là đoạn thể hiện rõ ràng nhất ước vọng của nhà thơ. Ông muốn hiến dâng cuộc đời cho mùa xuân chung của đất nước, dân tộc.
Những lời thơ bình dị trong khổ 4, 5 chính là lời tâm tình của tác giả muốn gửi gắm.
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 12
“Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi, để sóng cuốn trôi…”
Những câu thơ, lời hát đầy ý nghĩa ấy ca ngợi tấm lòng của con người trong cuộc sống. Con người sống trên cuộc đời, ai ai cũng nên có một tấm lòng, một lẽ sống, một khát vọng sống đúng đắn. Và Thanh Hải đã có một khát vọng, một ước nguyện sống đẹp. “Mùa xuân nho nhỏ” là thi phẩm nói lên điều ấy.
Mỗi tác giả luôn gửi vào trang thơ của mình những cảm xúc riêng mang đậm cách cảm cách nghĩ về đề tài đã lựa chọn. Với Thanh Hải ông đã lựa chọn hình ảnh mùa xuân xứ Huế, mùa xuân đất nước đang đi lên và phát triển để nói lên tiếng lòng, ước nguyện cống hiến của mình. Đặc biệt, hai khổ thơ 4, 5 của tác phẩm đã thể hiện vẻ đẹp của một cuộc đời với những khát khao dâng hiến mãnh liệt.
“Ta làm con chim hót
…
Dù là khi tóc bạc.”
Mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất – Mẫu số 13
Ở thời Lý, người ta còn nhớ Thiền sư Mãn Giác đến lúc bệnh nặng sắp qua đời vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, vui sống: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết – Đêm qua sân trước một nhành mai”. Thời nay, có Thanh Hải, khi từng giờ từng phút chống chọi với bệnh tật, ông vẫn có những vần thơ như thế! Đó chính là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Thi phẩm thể hiện tiếng lòng của tác giả về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và ước nguyện được sống có ích. Đặc biệt, ước nguyện ấy, lẽ sống ấy được thể hiện chân thành, sâu sắc qua những dòng thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu và trả lời câu hỏi “Top 13 mở bài mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5 hay nhất?”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.