Top tài liệu

1. Theo Mahoney (1965), chức năng lãnh đạo được nhà quản trị nào sử dụng thời gian nhiều nhất (trên 50%) trong công tác điều hành ?

a. Cấp cao

b. Cấp trung

c. Cấp cơ sở.

d. Tất cả đều đúng

Đáp án: c

2. Theo Mahoney (1965), chức năng tổ chức được nhà quản trị nào sử dụng thời gian nhiều nhất (trên 36%) trong công tác điều hành ?

a. Cấp cao.

b. Cấp trung

c. Cấp cơ sở

d. Tất cả đều đúng

Đáp án: a

3. Theo Paollilo (1984), nhà quản trị các cơ sở kinh doanh nhỏ sẽ thực hiện nhiều nhất ở vai trò

a. Thu thập thông tin

b. Người phát ngôn.

c. Giải quyết các xáo trộn

d. Phân phối tài nguyên

Đáp án: b

4. Theo Paollilo (1984), nhà quản trị các cơ sở kinh doanh lớn sẽ thực hiện nhiều nhất ở vai trò

a. Thu thập thông tin

b. Người phát ngôn

c. Giải quyết các xáo trộn

d. Phân phối tài nguyên.

Đáp án: d

5. Câu nào sai khi đề cập đến tính phổ biến của các chức năng quản trị

a. Có sự khác nhau giữa các chức năng của một nhà quản trị Việt Nam so với một nhà quản trị tại Hoa Kỳ.

b. Có sự tương đồng giữa các chức năng của một nhà quản trị cấp cao với nhà quản trị cấp thấp

c. Không khác nhau giữa các chức năng của một nhà quản trị ngành nghề này với ngành khác

d. Tất cả đều đúng

Đáp án: a

6. Tính không đồng nhất giữa các chức năng quản trị xuất phát từ

a. Đặc điểm riêng của mỗi tổ chức.

b. Ngành nghề khác nhau của mỗi tổ chức. Quy trình công nghệ khác nhau của mỗi tổ chức

d. Tất cả đều đúng.

Đáp án: a

7. Trong hoạt động kinh tế nhất là trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị luôn tìm cách hạn chế chi phí và gia tăng kết quả. Điều này thể hiện mục đích quản trị nhắm đến:

a. Gia tăng năng suất hướng đến phát triển bền vừng

b. Không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các bên quan tâm

c. Gia tăng hiệu quả trước mọi biến động của các yếu tố môi trường.

d. Tạo dựng thương hiệu trong môi trường cạnh tranh gay gắt

Đáp án: c

8. Mối quan tâm chủ yếu của nhà quản trị để duy trì và tồn tại một tổ chức là

a. Chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa.

b. Trang bị công nghệ cao để luôn tạo ra các sản phẩm sang trọng nhất

c. Tăng cường hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu sản phẩm

d. Làm tốt các hoạt động xã hội nhằm gây sự chú ý của khách hàng về thương hiệu của tổ chức đó

Đáp án: a

9. “………………… là thiết lập và duy trì một khung cảnh nội bộ trong đó mỗi con người làm việc chung theo tập thể nhằm hoạt động có hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra” là định nghĩa của

a. Quản trị.

b. Quản trị học

c. Khoa học quản lý

d. Điều khiển

Đáp án: a

10. “……………… là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm hoàn thành mục tiêu và đạt hiệu qua cao nhầt” là định nghĩa của

a. Quản trị học

b. Phối hợp

c. Quản trị.

d. Khoa học quản lý

Đáp án: c

11. “……………… giải thích các hiện tượng quản trị và đề ra các lý thuyết cùng những kỹ thuật giúp các nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ” là khái niệm của

a. Quản trị học

b. Phối hợp

c. Quản trị.

d. Khoa học tâm lý

Đáp án: c

12. Phân tích các thể chế, hệ thống pháp luật, tác động đối với các vấn đề kinh tế – xã hội đang diễn ra thuộc yếu tố nào trong môi trường vĩ mô ?

a. Kinh tế

b. Chính trị – Chính phủ.

c. Xã hội

d. Tự nhiên

Đáp án: b

13. Bàn về tăng trưởng kinh tế, chính sách của quốc gia vào từng thời kỳ, khuynh hướng toàn cầu hoá thuộc yếu tố nào trong môi trường vĩ mô ?

a. Kinh tế.

b. Chính trị – Chính phủ

c. Xã hội

d. Tự nhiên

Đáp án: a

14. Phân tích mục tiêu (dài – ngắn hạn), chiến lược, tiềm năng lẫn nhận định của họ đối với tổ chức chúng ta là nắm bắt về

a. Người cung cấp

b. Đối thủ cạnh tranh.

c. Khách hàng

d. Đối thủ tiềm ẩn mới

Đáp án: b

15. Tìm hiểu về trình độ chuyên môn, văn hóa, quan niệm kinh doanh, năng lực đáp ứng, khả năng tài chính là nắm bắt về

a. Người cung cấp.

b. Đối thủ cạnh tranh

c. Khách hàng

d. Đối thủ tiềm ẩn mới

Đáp án: a

16. Cho biết trình tự thực hiện các chức năng quản trị nào đúng nhất

a. Dự báo – lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, kiểm tra, điều khiển

b. Lập kế hoạch – dự báo, phối hợp, tổ chức, điều khiển, kiểm tra

c. Dự báo – lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, điều khiển, kiểm tra.

d. Dự báo – lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, kiểm tra, điều khiển

Đáp án: c

17. Theo tác giả James Stoner và Stephen Robbins, sự phân chia các chức năng quản trị thành 04 (Hoạch định, Tổ chức, Điều khiển, Kiểm soát) hay 05 (Hoạch định, tổ chức, nhân sự, Lãnh đạo, Kiểm soát) do xuất phát từ

a. Đặc thù về tính chất hoạt động của một tổ chức

b. Ý kiến khác biệt về quản trị nhân sự của các nhà quản trị.

c. Loại hình và quy mô khác nhau của các tổ chức

d. Năng lực và trình độ của các nhà quản trị khác nhau

Đáp án: b

18. Nhà quản trị nào thường trực tiếp tham gia vào các công việc cụ thể trong hoạt động thường lệ như các nhân viên thuộc quyền

a. Quản trị viên cấp cao

b. Quản trị viên cấp trung

c. Quản trị viên cấp cơ sở.

d. Tất cả đều đúng

Đáp án: c

19. Cấp quản trị nào có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, chính sách, phối hợp với các đơn vị khác để hoàn thành mục tiêu chung là

a. Quản trị viên cấp cao

b. Quản trị viên cấp trung.

c. Quản trị viên cấp cơ sở

d. Tất cả đều sai

Đáp án: b

20. Chức danh Giám đốc trong một doanh nghiệp là quản trị viên cấp nào?

a. Quản trị viên cấp cao

b. Quản trị viên cấp trung

c. Quản trị viên cấp cơ sở

d. Chưa xác định được.

Đáp án: d

21. Chức danh Đội trưởng trong một Công ty xây dựng là quản trị viên cấp nào ?

a. Quản trị viên cấp cao

b. Quản trị viên cấp trung

c. Quản trị viên cấp cơ sở

d. Chưa xác định được.

Đáp án: d

22. Kỹ năng thông đạt (nói – viết) hữu hiệu với nhân viên thuộc cấp nhằm tạo ra sự đồng thuận khi thực hiện mục tiêu đã đề ra thuộc về

a. Kỹ năng hùng biện

b. Kỹ năng thuyết phục

c. Kỹ năng nhân sự.

d. Kỹ năng tư duy

Đáp án: c

23. Tỷ trọng (%) giữa các loại kỹ năng (tư duy, nhân sự, kỹ thuật) đối với các cấp quản trị khác nhau vì

a. Tuỳ thuộc vào cấp bậc (cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở) của nhà quản trị trong một tổ chức.

b. Điều kiện trang bị cơ sở vật chất trong khi làm việc cho các cấp bậc nhà quản trị khác nhau

c. Vì thu nhập hàng tháng giữa các cấp quản trị khá cách biệt (Người hưởng nhiều phải làm nhiều)

d. Do quy định tự nhiên của xã hội (Người chức cao phải chịu trách nhiệm nhiều hơn người cấp thấp)

Đáp án: a

24. Kỹ năng kỹ thuật – chuyên môn chiếm 40% đối với quản trị viên cấp cơ sở vì liên quan đến

a. Tính chuyên môn được đào tạo và gắn liền chặt chẽ với tiến trình sản xuất.

b. Khả năng phối hợp với các đơn vị khác trong khi thực hiện kế hoạch định kỳ

c. Nắm bắt sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh và đề ra các ứng phó có hiệu quả

d. Xây dựng bầu không khí hợp tác giữa các nhân viên thuộc cấp

Đáp án: a

25. Kỹ năng tư duy chiếm 40% đối với quản trị viên cấp cao vì liên quan đến

a. Tính chuyên môn được đào tạo và gắn liền chặt chẽ với tiến trình sản xuất

b. Khả năng phối hợp với các đơn vị khác trong khi thực hiện kế hoạch định kỳ

c. Nắm bắt sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh và đề ra các ứng phó có hiệu quả.

d. Xây dựng bầu không khí hợp tác giữa các nhân viên thuộc cấp

Đáp án: a

 

Xem tiếp file đầy đủ tại đây:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.