Top tài liệu

Câu 1: Bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã rút ra trong công cuộc đổi mới là gì?

a: Đổi mới kinh tế trước, đổi mới chính trị sau.

b: Đổi mới chính trị trước, đổi mới kinh tế sau.

c: Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Đáp án: c

Câu 2: Tư tưởng nào là của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra:

a: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

b: Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

c: Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Đáp án: a

Câu 3: Câu nói sau đây của C.Mác là trong tác phẩm nào: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.

a: Lời nói đầu góp phần phê phán kinh tế chính trị.

b: Sự khốn cùng của triết học

c: Tư bản

Đáp án: b

Câu 4: Câu nói sau đây của V.I.Lênin là trong tác phẩm nào: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”.

a: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ – xã hội ra sao.

b: Nhà nước và cách mạng xã hội.

c: Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản.

Đáp án: a

Câu 5: Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở?

a: Trình độ công cụ lao động và con người lao động

b: Trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội.

c: Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.

Đáp án: a: b: c

Câu 6: Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái kinh tế – xã hội là:

a: Lực lượng sản xuất

b: Quan hệ sản xuất

c: Chính trị, tư tưởng.

Đáp án: b

Câu 7: Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng ta phải.

a: Chủ động xây dựng quan hệ sản xuất trước, sau đó xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp.

b: Chủ động xây dựng lực lượng sản xuất trước, sau đó xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.

c: Kết hợp đồng thời xây dựng lực lượng sản xuất với xác lập quan hệ sản xuất phù hợp.

Đáp án: c

Câu 8: Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:

a: Phù hợp với quá trình lịch sử – tự nhiên.

b: Không phù hợp với quá trình lịch sử – tự nhiên.

c: Vận dụng sáng tạo của Đảng ta.

Đáp án: a, c

Câu 9*: Triết học ra đời từ thực tiễn, nó có các nguồn gốc:

a: Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội

b: Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và giai cấp

c: Nguồn gốc tự nhiên, xã hội và tư duy

d: Nguồn gốc tự nhiên và nhận thức

* Đáp án: a

Câu 10: Triết học có vai trò là:

a: Toàn bộ thế giới quan

b: Toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận

c: Hạt nhân lý luận của thế giới quan.

d: Toàn bộ thế giới quan và phương pháp luận

* Đáp án: c

Câu 11: Vấn đề cơ bản của triết học là:

a: Quan hệ giữa tồn tại với tư duy và khả năng nhận thức của con người.

b: Quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần với tự nhiên và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

c: Quan hệ giữa vật chất với ý thức, tinh thần với tự nhiên, tư duy với tồn tại và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

d: Quan hệ giữa con người và nhận thức của con người với giới tự nhiên

* Đáp án: c

Câu 12: Lập trường của chủ nghĩa duy vật khi giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học?

a: Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai

b: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

c: Cả a và b.

d: Vật chất và ý thức cùng đồng thời tồn tại, cùng quyết định lẫn nhau.

* Đáp án: c

Câu 13*: ý nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:

a: Chủ nghĩa duy vật chất phác

b: Chủ nghĩa duy vật tầm thường

c: Chủ nghĩa duy vật siêu hình

d: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

* Đáp án: b

Câu 14: Ai là nhà triết học duy vật tiêu biểu trong lịch sử triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại được kể dưới đây?

a: Đêmôcrit và Êpiquya

b: Arixtot và Êpiquya

c: Êpiquya và Xôcrat

d: Xôcrat và Đêmôcrit

* Đáp án: a

Câu 15: ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:

a: Duy vật

b: Duy tâm

c: Nhị nguyên

d: Duy tâm chủ quan

* Đáp án: b

Câu 16*: Chủ nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã:

a: Đồng nhất vật chất với vật thể

b: Đồng nhất vật chất với một hoặc một số vật thể cụ thể cảm tính.

c: Đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng.

d: Đồng nhất vật chất với nguyên tử

* Đáp án: b

Câu 17*: Khi cho rằng “tồn tại là được tri giác”, đây là quan điểm:

a: Duy tâm khách quan

b: Nhị nguyên

c: Duy tâm chủ quan

d: Duy cảm

* Đáp án: c

Câu 18: Khi thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là nó… đây là:

a: Phương pháp siêu hình

b: Phương pháp biện chứng

c: Thuyết bất khả tri

d: Chủ nghĩa duy vật

* Đáp án: b

Câu 19: Thế nào là phương pháp siêu hình?

a: Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời tuyệt đối

b: Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh, không vận động phát triển

c: Xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng tiến thuần tuý về lượng, không có thay đổi về chất

d: Cả a, b và c.

* Đáp án: d.

Câu 20: Triết học ấn Độ cổ đại là một trong ba nền triết học tiêu biểu thời kỳ đầu của lịch sử triết học, đó là:

a: Triết học ấn Độ, triết học Trung Quốc và ả Rập

b: Triết học ấn Độ, triết học ả rập và triết học Hy lạp – La Mã

c: Triết học ấn Độ, triết học Trung Quốc, triết học Hy Lạp – La Mã

d: Triết học Phương Tây

* Đáp án: c.

Câu 21: Vai trò của kinh Vêda đối với triết học ấn độ cổ đại:

a: Là cội nguồn của văn hoá ấn Độ

b: Là cơ sở của mọi trường phái triết học ấn Độ

c: Là cơ sở của các trường phái triết học chính thống

d: Cả a và c

* Đáp án:d.

Câu 22*: Hệ thống triết học chính thống ở ấn Độ cổ đại gồm 6 trường phái:

a: Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Lokayata, Vaseisika.

b: Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Đạo Jaina, Vaseisika.

c: Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Nyaya, Vaseisika.

d: Sàmkhuya, Yoga, Lokayata, Vaseisika, Mimansa.

* Đáp án: c.

Câu 23: Quan niệm tồn tại tuyệt đối (Brahman) đồng nhất với “tôi” (Atman) là ý thức cá nhân thuần tuý. Quan niệm đó là của trường phái triết học cổ đại nào ở ấn Độ:

a: Sàmkhuya

b: Nyaya

c: Vêdanta

d: Yoga

* Đáp án: c.

Câu 24: Thế giới được tạo ra bởi 4 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí là quan điểm của trường phái triết học cổ đại nào ở ấn Độ:

a: Lokayata

b: Nyaya

c: Sàmkhuya

d: Mimansa

* Đáp án: a.

Câu 25*: Thế giới vật chất là thể thống nhất của 3 yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, tươi vui), Rajas (động, kích thích), Tamas (nặng, khó khăn) là quan điểm của trường phái triết học cổ đại nào ở ấn Độ::

a: Lôkayata

b: Sàmkhuya

c: Mimansa

d: Nyaya

* Đáp án: b.

Câu 26: Quan điểm các vật thể vật chất hình thành do các nguyên tử hấp dẫn và kết hợp với nhau theo nhiều dạng khác nhau là của trường phái triết học ấn Độ cổ đại nào:

a: Mimansa

b: Đạo Jaina

c: Lôkayata

d: Yoga

* Đáp án: b.

Câu 27: Cơ sở lý luận của đạo Hindu ở ấn Độ cổ đại là trường phái triết học nào:

a: Mimansa

b: Yôga

c: Vêdanta

d: Lôkoyata

* Đáp án: c.

Câu 28*: Trong triết học cổ đại ấn Độ, nhân sinh quan Phật giáo thể hiện tập trung trong thuyết “tứ đế”. Phương án nào sau đây phản ánh được “tứ đế” đó?

a: Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Đạo đế

b: Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Diệt đế

c: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế

d: Khổ đế, Tập đế, Đạo đế, Niết bàn

* Đáp án: c.

Câu 29*: Bát chính đạo của Đạo Phật nằm trong phương án nào sau đây:

a: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.

b: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

c: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính định, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.

d: Chính kiến, chính khẩu, chính tư duy, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

* Đáp án: b.

Câu 30: Trong triết học cổ đại nào Trung Hoa, người chủ trương cải biến xã hội loạn lạc bằng “Nhân trị” là:

a: Khổng Tử

b: Tuân Tử

c: Hàn Phi Tử

d: Mạnh Tử

* Đáp án: a.

Câu 31: Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào đưa ra quan điểm “Nhân tri sơ tính bản thiện”?

a: Dương Hùng

b: Mạnh Tử

c: Mặc Tử

d: Lão Tử

* Đáp án: b.

Câu 32: Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào đưa ra quan điểm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn):

a: Khổng Tử

b: Tuân Tử

c: Mạnh Tử

d: Lão Tử

* Đáp án: c.

Câu 33: Tác giả câu nói nổi tiếng: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt”?

a: Lão Tử

b: Hàn Phi Tử

c: Trang Tử

d: Tuân Tử

* Đáp án: a.

Câu 34*: Quan điểm: “Đời khác thì việc phải khác, việc khác thì pháp độ phải khác” là của nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào?

a: Thương Ưởng

b: Hàn Phi Tử

c: Mặc Tử

d: Tuân Tử

* Đáp án: b.

Câu 35: Tư tưởng về sự giàu nghèo, sống chết, hoạ phúc, thành bại không phải là do số mệnh quy định mà do hành vi con người gây nên là của ai:

a: Lão Tử

b: Trang Tử

c: Mặc Tử

d: Khổng Tử

* Đáp án: c.

Câu 26: Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào quan niệm nguyên nhân và động lực căn bản của mọi sự biến đổi lịch sử là do dân số và của cải ít hoặc nhiều?

a: Hàn Phi Tử

b: Khổng Tử

c: Mạnh Tử

d: Tuân Tử

* Đáp án: a

Câu 37*: Ông cho rằng tự nhiên không có ý chí tối cao, ý muốn chủ quan con người không thể thay đổi được quy luật khách quan, vận mệnh của con người là do con người tự quyết định lấy. Ông là ai?

a: Trang Tử

b: Mặc Tử

c: Hàn Phi Tử

d: Khổng Tử

* Đáp án: c.

Câu 38: Học thuyết “Kiêm ái” kêu gọi yêu thương tất cả mọi người như nhau, không phân biệt thân sơ, trên dưới, sang hèn là của nhà triết học nào?

a: Dương Chu

b: Lão Tử

c: Mặc Tử

d: Mạnh Tử

* Đáp án: c.

Câu 39*: Chủ trương chủ nghĩa “vị ngã” tức là vì mình trong triết học Trung Quốc cổ đại là của tác giả nào?

a: Lão Tử

b: Dương Chu

c: Trang Tử

d: Mạnh Tử

* Đáp án: b.

Câu 40*: Người đưa ra tư tưởng về sự hình thành khái niệm trước hết là dựa vào kinh nghiệm cảm quan. Con người lấy tính chất chung của sự vật khách quan do cảm giác chung đưa lại để so sánh và quy nạp thành từng loại, đặt cho nó một tên gọi chung, do đó hình thành lời và khái niệm. Ông là ai?

a: Tuân Tử

b: Mặc Tử

c: Trang Tử

d: Khổng Tử

* Đáp án: a.

Câu 41*: Đề cập về nguồn gốc xã hội của con người, một triết gia Trung Quốc cổ đại cho rằng con người khác động vật ở chỗ có tổ chức xã hội và có sinh hoạt xã hội theo tập thể. Sở dĩ như vậy là để sinh tồn, người ta cần phải có sự liên hệ, trao đổi và giúp đỡ nhau một cách tự nhiên và tất yếu. Ông là ai?

a: Lão Tử

b: Mạnh Tử

c: Tuân Tử

d: Khổng Tử

* Đáp án: c.

Câu 42: Quan điểm: “Hoạ là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của hoạ” tư tưởng về sự thống nhất của các mặt đối lập ấy là của nhà triết học nào?

a: Mặc Tử

b: Lão Tử

c: Tuân Tử

d: Hàn Phi Tử

* Đáp án: b.

Câu 43*: Luận điểm nổi tiếng: “Trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có văn tự” là của nhà triết học nào?

a: Khổng Tử

b: Mạnh Tử

c: Hàn Phi Tử

d: Tuân Tử

* Đáp án: d.

Câu 44: Theo Talét (~ 624-547 TCN) bản nguyên của mọi vật trong thế giới là:

a: Nước

b: Không khí

c: Ête

d: Lửa

* Đáp án: a.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.