Câu hỏi: Trăng thượng huyền là hiện tượng trăng như thế nào?
Mặt Trăng của chúng ta được hình thành là do kết quả của một vụ va chạm được gọi là vụ va chạm lớn (Big Whack). Nó giống như một vật thể khổng lồ có kích thước bằng sao Hỏa va vào Trái đất từ 4, 6 tỷ năm trước sau khi Mặt trời và hệ Mặt Trời được sinh ra. Vậy, Mặt Trăng có điều gì thú vị? Các pha của Mặt trăng ra sao? Trăng thượng huyền là hiện tượng trăng như thế nào? Tấy cả sẽ được Toptailieu giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Các pha của Mặt Trăng trong 1 tháng
Quan sát Mặt Trăng trong một tháng chúng ta thấy trăng hình lưỡi liềm rồi đến trăng khuyết rồi trăng tròn, sau đó lại lặp lại. Mỗi một chu kì như vậy gọi là một pha của mặt trăng.
Tùy vào vị trí của Mặt Trăng trên quỹ đạo mà Mặt Trăng có các pha như sau:
Trăng mới (Sóc): Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, xuất hiện cùng Mặt Trời vào ban ngày nên không thể nhìn thấy được.
Trăng non: còn gọi là trăng lưỡi liềm đầu tháng, có thể nhìn thấy vào buổi chiều và sau hoàng hôn.
Trăng thượng huyền: còn gọi là trăng bán nguyệt đầu tháng, có thể nhìn thấy vào buổi chiều và đầu giờ tối.
Trăng trương huyền tròn dần: còn gọi là trăng khuyết đầu tháng, có thể nhìn thấy vào cuối buổi chiều và cả đêm.
Trăng tròn: còn gọi là trăng rằm, lúc này Trái Đất nằm ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, có thể nhìn thấy cả đêm.
Trăng trương huyền khuyết dần: còn gọi là trăng khuyết cuối tháng, có thể nhìn thấy cả đêm và sáng sớm.
Trăng hạ huyền: còn gọi là trăng bán nguyệt cuối tháng, có thể nhìn thấy vào cuối đêm và buổi sáng.
Từ ngày đầu tiên của chu kì cho đến khi trăng tròn là khoảng 2 tuần. Nhìn Mặt Trăng có vẻ như tròn đầy trong khoảng 2-3 ngày nhưng thực sự trăng chỉ tròn đầy trong một vài khoảnh khắc của một ngày cụ thể.
Sau ngày trăng tròn là nửa sau của tháng mặt trăng, tức là trăng bắt đầu lại khuyết dần: gần tròn, khuyết ¼ rồi lưỡi liềm, cuối cùng lại là trăng non.
Nhật thực chỉ xảy ra vào những ngày trăng non, khi mà Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhưng vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với một góc nghiêng hơn so với Trái Đất quay quanh Mặt Trời cho nên chỉ thỉnh thoảng vào kì trăng non mới có Nhật thực.
Tương tự như vậy, nguyệt thực chỉ xảy ra vào lúc trăng tròn, khi mà Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
2. Trăng thượng huyền là hiện tượng trăng như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu các pha của Mặt Trăng, chúng ta có thể thấy được trăng thượng huyền.
Trăng thượng huyền còn gọi là trăng bán nguyệt đầu tháng, có thể nhìn thấy vào buổi chiều và đầu giờ tối.
Đối ngược với trăng thượng huyền là trăng hạ huyền. Trăng hạ huyền: còn gọi là trăng bán nguyệt cuối tháng, có thể nhìn thấy vào cuối đêm và buổi sáng.
Có thể thấy, nếu không chú ý đến ngày trong tháng, ta khó có thể phân biệt được trăng thượng huyền và trăng hạ huyền bởi trăng lúc này đều có hình bán nguyệt. Để dễ dàng phân biệt, ta xem nửa mặt trăng như cánh cung, và trường hợp dây cung (huyền) nằm bên trên thì gọi là thượng huyền, còn trường hợp dây cung hướng xuống dưới thì gọi là hạ huyền. Như vậy, theo cách định nghĩa này thì mặt trăng bên trái là trăng thượng huyền, còn bên phải là trăng hạ huyền.
Độ sáng của trăng thượng huyền và hạ huyền chỉ bằng 1/10 so với khi trăng tròn: Nếu như bề mặt Mặt trăng giống như bề mặt của một quả cầu pha lê hoàn mỹ thì lẽ độ sáng của bề mặt Mặt trăng cũng giống như vậy. Trong điều kiện đó, độ sáng của trăng thượng huyền (7-8 âm lịch) và trăng hạ huyền (23-24 âm lịch) là như nhau. Tuy nhiên, bề mặt Mặt trăng lại rất lồi lõm, đặc biệt là tại vùng phân giới giữa ngày và đêm, bề mặt của Mặt trăng có rất nhiều dãy núi, các khối đá và bụi tích tụ tạo nên một vùng tối. Vì vậy, độ sáng của trăng thượng huyền chỉ bằng 1/10 so với khi trăng tròn. Trăng hạ huyền còn tối hơn trăng thượng huyền một chút.
3. Pha trăng và mối liên hệ với con người
Con người và thế giới xung quanh có nhiều mối liên hệ với Mặt Trăng.
Ví dụ, dân gian Việt Nam có câu “trai mùng một, gái ngày rằm” để dự đoán tính cách của những đứa trẻ sinh ra vào ngày trăng non và trăng rằm sẽ rất đặc biệt. Hay bên phương Tây người ta cho rằng vật nuôi được làm thịt vào những ngày trăng lớn dần thì ăn sẽ ngon hơn và với ngư dân thì những ngày câu được nhiều cá nhất là nửa tháng đầu của pha trăng.
Lịch làm việc hiện nay của chúng ta là dựa theo chuyển động của Mặt Trời, nhưng một số loại lịch cổ xưa của người Babilon (vùng Trung Đông) cách đây khoảng 2.500 năm là dựa theo chuyển động của Mặt Trăng. Và các pha trăng ngày nay vẫn được áp dụng để xác định thời điểm cho nhiều nghi lễ tôn giáo, chẳng hạn như các ngày lễ của đạo Islam và đạo Do Thái được tính theo tháng mặt trăng.
Lễ Phục sinh cũng được tính là ngày Chủ nhật đầu tiên sau kì trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Các ngày lễ tết cổ truyền của người Việt Nam cũng tính theo lịch mặt trăng.
4. Những bí ẩn thú vị xung quanh Mặt Trăng
– Có 4 loại tháng dựa trên Mặt trăng đó là:
+ Tháng cận địa: Đó là khoảng thời gian Mặt trăng cần để di chuyển một vòng từ một điểm cận địa tới điểm cận địa kế tiếp. Thời gian khoảng 27 ngày 13 giờ 18 phút 37,4 giây.
+ Tháng giao điểm thăng: Tháng giao điểm thăng là độ dài thời gian trung bình giữa hai lần kế tiếp khi Mặt Trăng vượt qua giao điểm thăng. Do lực hấp dẫn của Mặt trời tác động vào Mặt trăng nên quỹ đạo của nó dần dần xoay về phía tây trên trục của nó, nghĩa là các giao điểm cũng dần dần xoay xung quanh Trái đất. Kết quả là thời gian để Mặt trăng quay trở về cùng một giao điểm là ngắn hơn so với tháng thiên văn. Nó dài 27 ngày 5 giờ 5 phút 35,8 giây.
+ Tháng chí tuyến: Khoảng thời gian Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất, dựa trên việc tham chiếu vị trí của Mặt trăng với một ngôi sao khác. Nó kéo dài 27 ngày 7 giờ 43 phút 11,5 giây.
+ Tháng giao hội: Là chu kỳ trung bình của chuyển động của Mặt Trăng so với Mặt Trời. Nó kéo dài 29 ngày 12 giờ 44 phút 2,7 giây. Tháng giao hội hiện vẫn là nền tảng của nhiều loại lịch ngày nay.
– Trọng lực trên Mặt Trăng chỉ bằng khoảng 1/6 so với trọng lực Trái đất. Nếu thả một viên đá vào Mặt Trăng, nó sẽ rơi chậm hơn (và các nhà phi hành gia có thể hy vọng bay cao hơn). Nếu bạn có cân nặng 68kg (150 pound) trên Trái đất thì bạn sẽ nặng khoảng 11kg (25 pound) trên Mặt trăng. Kích thước của Mặt Trăng bằng khoảng 27% kích thước của Trái Đất và không quá lớn.
– Độ sáng của Mặt trời cao gấp hàng chục ngàn lần so với độ sáng Mặt trăng. Ở thời điểm trăng tròn thì tỉ lệ độ sáng giữa Mặt trăng và Mặt trời là 1: 398110.
– Chênh lệch nhiệt độ trên Mặt trăng cực lớn: Theo số liệu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ thi chênh lệch nhiệt độ ở vùng xích đạo Mặt trăng rất lớn. Vào ban đêm nhiệt độ của khu vực này có thể xuống tới âm 173 độ C nhưng tới ban ngày thì nhiệt độ lên tới 127 độ. Tại những hố thiên thạch nằm ở hai cực của Mặt trăng, nhiệt độ thường xuyên ở mức âm 240 độ C. Trong quá trình nguyệt thực, do Mặt trăng di chuyển vào phần khuất của Trái đất nên trong khoảng 90 phút, nhiệt độ bề mặt Mặt trăng có thể giảm tới 300 độ C.
——————————-
Trên đây Toptailieu vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Trăng thượng huyền là hiện tượng trăng như thế nào. Bài viết đã giải thích chi tiết về cá pha của mặt trăng, trăng thượng huyền, trăng hạ huyền và một số điều thú vị về Mặt trăng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!