Câu trả lời chính xác nhất: Một số từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ là: kính yêu, kính mến, yêu mến, kính trọng, nhớ ơn, thương nhớ,…

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác?, Toptailieu đã mang tới bài mở rộng sau đây về chủ tịch Hồ Chí Minh, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tìm hiểu chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh

– Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.

– Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

– Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.

Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác?

+ Tháng 6-1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

+ Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 9-1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngày 9-1-1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

+ Tháng 7-1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Ngày 2-9-1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

– Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

– Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục – Văn hóa – Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.

>>> Tham khảo: Theo giảng viên thì điều gì ở Hồ Chí Minh được nhiều người ca ngợi nhất?

2. Tình cảm của thiếu nhi dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thiếu nhi bây giờ chỉ được thấy Bác qua những bức ảnh, qua lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô, sách vở… Thể hiện tình yêu với Bác qua lời ca tiếng hát, những câu nói, những bức tranh vẽ, hay những bài viết… là cách giúp các em thể hiện tình cảm đối với Bác, không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

a) Tình cảm của thiếu nhi đối với Bác thông qua lời ca tiếng hát

– Đến với một buổi tập luyện văn nghệ hướng tới chào mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Yên Bái lần thứ V-2015 của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (thành phố Yên Bái), dù cái nóng của ánh đèn sân khấu liên tục chiếu rọi, những giọt mồ hôi lăn trên má, các em vẫn vui vẻ, hăng say tập luyện từng bài hát, từng động tác múa.

Em Đỗ Phương Thảo, học sinh lớp 4D, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi chia sẻ: “Để có được những tiết mục hay chào mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, chúng em đã tập luyện gần tháng nay. Các bài hát về Bác rất hay và ý nghĩa. Em vô cùng tự hào khi được cùng các bạn tham gia hoạt động văn nghệ như thế này”.

– Tình cảm của thiếu nhi thông qua các ca khúc:

+ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

+ Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác.

+ Như có Bác trong ngày vui đại thắng.

+ Em mơ gặp Bác Hồ.

Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác?

b) Tình cảm của thiếu nhi đối với Bác thông qua những từ ngữ:

Một số từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ là: kính yêu, kính mến, yêu mến, kính trọng, nhớ ơn, thương nhớ…

c) Tình cảm của thiếu nhi đối với Bác thông qua những cuộc thi

– Ngày 05/07/2020, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi gìn giữ nhiều kỷ vật quý báu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ”. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người.

– Đã có gần 4,5 triệu thiếu nhi tham gia (trong đó có hơn 75 nghìn bài thi viết, hơn 3,7 triệu bài thi vẽ tranh và gần 700 nghìn bài thi trực tuyến), đánh dấu kỷ lục cuộc thi có số bài dự thi nhiều nhất từ trước tới nay do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức. Bên cạnh đó, 100% các tỉnh, thành phố trong cả nước đều thí sinh tham gia dự thi, nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ số lượng bài thi trên tổng số thiếu nhi của đơn vị (vượt trên 100%), như: Hải Phòng, Khánh Hoà, Hậu Giang…; lôi cuốn nhiều thiếu nhi ở các khu vực, vùng miền trong nước tham gia, trong đó có nhiều em là thiếu nhi dân tộc, thiếu nhi khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều thí sinh tham gia ở cả ba hình thức và có trường hợp đoạt cả ba giải.

– Với sự đa dạng, sáng tạo trong hình thức thể hiện, các tác phẩm của thiếu nhi đã hòa quyện cùng nhau tạo nên một không gian nghệ thuật với nhiều sắc màu rực rỡ. Ở đó, những câu từ, vần thơ, gam màu tươi đẹp đã khắc họa nên hình ảnh của đàn cháu nhỏ đang quây quần bên Bác Hồ kính yêu.

Thông qua tác phẩm, thiếu nhi không chỉ thể hiện sự hiểu biết, ghi nhớ những điều Bác dạy mà đã làm theo lời Bác bằng những việc hết sức cụ thể trong quá trình học tập, rèn luyện của bản thân. Điều đó tạo nên những cung bậc cảm xúc, lay động tình cảm của biết bao người Việt Nam khi theo dõi quá trình tổ chức Cuộc thi.

—————————-

Trên đây là bài tìm hiểu của Toptailieu về câu hỏi Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác?. Hi vọng thông qua bài tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn kiến thức về câu hỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.