Vai trò, vị trí các yếu tố hợp thành quan hệ sản xuất xã hội và quan điếm của Đảng ta trong xây dựng quan hệ sản xuất mới hiện nay?

Vai trò, vị trí các yếu tố hợp thành quan hệ sản xuất xã hội và quan điếm của Đảng ta trong xây dựng quan hệ sản xuất mới hiện nay?

Vai trò, vị trí các yếu tố hợp thành quan hệ sản xuất xã hội và quan điếm của Đảng ta trong xây dựng quan hệ sản xuất mới hiện nay?

Lời giải

Chủ nghĩa duy vật lịch sử quan niệm, quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, bao gồm 3 mối quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Với tính cách là những quan hệ vật chất tồn tại khách quan, các mối quan hệ trên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người và có quan hệ thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó, các mối quan hệ có vị trí, vai trò khác nhau.

Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm, giữ vai trò quyết định đến tất cả các quan hệ khác và quy định đến tính chất của quan hệ sản xuất.

Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định, nhưng nó có vai trò tác động trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của mỗi nền sản xuất cụ thể. Các quan hệ này luôn có xu hướng thích ứng với kiểu quan hệ sở hữu thông trị của một nền sản xuất cụ thể.

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất xã hội. Mặc dù do quan hệ sở hữu quyết định, nhưng do liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động nên nó có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất xã hội.

Nhận thức đúng biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và vai trò các yếu tố hợp thành của quan hệ sản xuất, trong sự nghiệp đổi mới Đảng ta chỉ rõ, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu đa dạng; chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản; xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung với bước đi vững chắc; nhất quán với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.