Vấn đề cơ bản của triết học? Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử?

Vấn đề cơ bản của triết học? Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử?

Vấn đề cơ bản của triết học? Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử?

Lời giải

Từ khi ra đời cho đến nay và trong tương lai, triết học bao giờ cũng giải thích thế giới phong phú, muôn vẻ trong trạng thái vận động, phát triển. Đồng thời triết học cũng phải lý giải nguồn gốc, vai trò của các hiện tượng tinh thần, tư tưởng, ý thức của con người. Với tư cách là hệ thống quan điểm chung nhất về thế giới, các học thuyết triết học bằng cách này hay cách khác đã khái quát thế giới bằng hai phạm trù cơ bản là vật chất và ý thức. Đó là những phạm trù chung nhất, rộng nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức bao giò cũng là vấn đề trung tâm của bất cứ hệ thống triết học nào. Kết quả giải quyết mối quan hệ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề khác của triết học. Đó là điểm xuất phát của mọi quan điểm, tư tưởng của các hệ thống triết học. Chính vì vậy mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học.

Theo Ph.Àngghen “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”[1].

Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt, mỗi mặt phải trả lời một câu hỏi lớn:

Một là, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau; cái nào quyết định cái nào?

Hai là, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Trong khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hai trường phái cơ bản đối lập nhau. Những quan điểm cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý thức – hợp thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển với các hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật thô sơ thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng: ý thức có trước, ý thức sinh ra và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện qua hai hình thức chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ngoài hai trường phái cơ bản trên còn có quan điểm nhị nguyên luận, quan điểm này cho rằng, cả vật chất và ý thức đều là những bản nguyên đầu tiên của thế giới, chúng tồn tại không phụ thuộc vào nhau, nhưng rốt cuộc các nhà nhị nguyên cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

Giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, mà phân chia các nhà triết học thành hai khuynh
hướng. Những nhà triết học cho rằng, con người ta không thể nhận thức được thế giới hoặc ít nhất cũng không thể nhận thức được bản chất thế giới gọi là những người theo thuyết “Bất khả tri” (không thể biết). Còn những nhà triết học thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới gọi là những người theo thuyết “Khả tri” (có thể nhận thức được thế giới).

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản của triết học không chỉ được thể hiện trong các quan niệm có tính chất bản thể luận mà còn biểu hiện trong các quan niệm chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, nhất là triết học phương Đông.

Lịch sử triết học chứng minh những cuộc đấu tranh xuyên suốt quá trình phát triển tri thức triết học xung quanh hai mặt của vấn đề cơ bản nêu trên. Không chỉ có vậy, còn có cuộc đấu tranh về phương pháp nhận thức thế giới, đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

Cả hai phương pháp trên đều xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời cổ đại, xuất phát từ bản chất của triết học khi giải quyết vấn đề bản chất của thế giới: thế giới có vận động và phát triển hay không? Nếu vận động và phát triển thì do những nguyên nhân nào và theo khuynh hướng nào?

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật và hiện tượng trong mối liên hệ, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, vận động và phát triển theo
những quy luật nhất định. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong sự tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển. Từ khi ra đời đến nay, phương pháp biện chứng đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: phép biện chứng tự phát ngây thơ, phép biện chứng duy tâm khách quan và phép biện chứng duy vật, và chỉ đến hình thức này phương pháp biện chứng mới thực sự trở thành phương pháp triết học khoa học. Phương pháp này giúp cho con người có khả năng nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về giới tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp cho con người đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn.

[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.403.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.