Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brown. Trong nước cũng vậy, các phân tử chuyển động với những tốc độ khác nhau. Cũng vì lí do tốc độ chuyển động của các phân tử là khác nhau, nên hãy cùng Toptailieu tìm câu trả lời cho câu hỏi Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh nhé.

Câu hỏi: Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

A) Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

B) Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.

C) Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D) Cả A và B đều đúng.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

Đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

>>> Tham khảo: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Giải thích của Toptailieu về lí do chọn đáp án A.

Sử dụng tính chất chuyển động vì nhiệt của các nguyên tử, phân tử: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Và vận dụng hiện tượng khuếch tán: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Vậy nên nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh ⇒ hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?

Một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về nguyên tử, phân tử

Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A) Chuyển động không ngừng.

B) Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C) Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D) Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Đáp án đúng: B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?

A) Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

B) Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.

C) Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.

D) Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Đáp án đúng: D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây chỉ do chuyển động nhiệt của các phân tử gây ra?

A) Dung dịch đồng sunfat khuếch tán vào nước.

B) Khi ép hai thanh chì mài nhẵn vào nhau thì chúng dính chặt lẫn nhau.

C) Khi có người mở một lọ nước hoa thì từ xa ta vẫn ngửi thấy mùi nước hoa.

D) Cả ba hiện tượng trên.

Đáp án đúng: A. Dung dịch đồng sunfat khuếch tán vào nước.

Câu 4: Hiện tượng khuếch tán là:

A) Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B) Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C) Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.

D) Hiện tượng cầu vồng.

Đáp án đúng: A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

Câu 5: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A) Xảy ra nhanh hơn

B) Xảy ra chậm hơn

C) Không thay đổi

D) Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn

Đáp án đúng: B. Xảy ra chậm hơn

———————-

Trên đây là bài tìm hiểu của Toptailieu về câu hỏi Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?. Hi vọng cùng với một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về nguyên tử, phân tử trên sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.