Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái

Bài mẫu 1: cảm xúc khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái

Trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chắc chắn người đọc chúng ta đều cảm thương cho nhân vật Vũ Nương- người phụ nữ xinh đẹp hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Vũ Nương là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa với nét đẹp hiền hậu thùy mị nết na, công, dung, ngôn hạnh. Thế nhưng một con người hiền hậu ấy lại chẳng thể có số phận cuộc đời tốt đẹp. Bi kịch từ cuộc hôn nhân không trọn vẹn đã đẩy nàng đến bước đường cùng gieo mình xuống sông để chứng minh cho tấm lòng son sắc thủy chung của mình. Bi kịch ấy đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến mà người đàn ông có quyền có tiếng nói còn người phụ nữ lúc nào cũng phải cam chịu, không được bênh vực che chở đối xử một cách bất công, vô lí. Đó chính là giá trị hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn vạch ra để từ đó xây dựng lên giá trị nhân đạo, cảm thương cho những người có số phận bất hạnh như nàng.

Bài mẫu 2: cảm xúc khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều – một người con gái tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp tài hoa thế nhưng, dường như ông trời ghen ghét, cuộc đời nàng chẳng thể nào tốt đẹp như nàng mong muốn. Mang trong mình mối tình sâu nặng với Kim Trọng nhưng nhưng vì cha, Kiều đành phải bán mình cứu cha. Đời người có bao nhiêu cái mười lăm năm, Kiều mười lăm năm lưu lạc gặp phải biết bao chông gai, gian khó,tủi nhục. Chính cuộc đời lận đận kiếp hồng nhan ấy, đã vạch trần bộ mặt của bộ mặt xã hội thực dân phong kiến bấy giờ, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Nguyễn Du đã thể hiện những giá trị hiện thực xã hội đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo bênh vực, xót thương cho những con người tài hoa bất hạnh như Thúy Kiều.

Bài mẫu 3: cảm xúc khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái

Mỗi tác phẩm văn học đều có vị trí riêng và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và có lẽ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ cũng là một tác phẩm như thế. Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, ai rồi cũng sẽ cảm thấy động lòng thương cảm trước câu chuyện của nàng Vũ Nương. Vũ Nương là hiện thân tiêu biểu cho những vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến Việt Nam – xinh đẹp, nết na, là người vợ đảm, mẹ hiền, dâu thảo. Thế nhưng, cuộc đời của nàng lại gặp phải những bi kịch, bất hạnh. Chỉ vì một câu nói vu vơ của con trẻ mà nàng bị chồng nghi oan, để rồi khi không còn cách nào khác nàng đã lựa chọn cái chết để tự chứng minh cho sự trong sạch của mình. Đặc biệt, qua nhân vật Vũ Nương, tác giả Nguyễn Dữ không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ mà hơn thế nữa ông còn gián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, loạn lạc đã gây ra nhiều khổ đau cho con người.

Bài mẫu 4: cảm xúc khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái

Mùa thu là một đề tài lớn trong nền văn học Việt Nam mọi thời đại và mỗi nhà thơ, nhà văn đều vẽ nên bức tranh thu với những nét độc đáo riêng. Và với “Sang thu” của Hữu Thỉnh, bức tranh thu lúc giao mùa hiện lên thật sâu sắc và tinh tế. Có lẽ, chỉ khi đọc “Sang thu” ta mới nhận thấy hết những nét đặc trưng của thiên nhiên, của đất trời. Đó là hương ổi – thứ hương thơm đặc trưng của mùa thu, là những cơn gió se, là những giọt sương cứ “chùng chình” nửa muốn đi nửa muốn ở lại. Đó còn là hình ảnh của những “đám mây mùa hạ” đang dần chuyển mình sang thu, là những cánh chim bay vội. Nhưng có lẽ, sức hấp dẫn của “Sang thu” không chỉ dừng lại ở đó mà còn ở chính bài học triết lí sâu sắc mà tác giả gửi tới người đọc qua hai câu thơ cuối của bài thơ – những con người lớn tuổi, từng trải sẽ vững vàng hơn trước sóng gió cuộc đời. Như vậy, có thể thấy “Sang thu” không chỉ mang đến những cảm nhận mới lạ về mùa thu mà còn mang đến những bài học giàu ý nghĩa.

Bài mẫu 5: cảm xúc khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái

Ra đời vào năm 1970, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã mang đến cho bạn đọc cảm nhận sâu sắc về sự cống hiến thầm lặng của thế hệ trẻ đất nước trong những năm đầu xây dựng đời sống mới. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi tình huống truyện tự nhiên, bức tranh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng trữ tình và hơn hết đó chính là vẻ đẹp của các nhân vật mà nổi bật hơn cả chính là anh thanh niên. Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của tác phẩm với nhiều vẻ đẹp, phẩm chất đáng trân quý. Anh thanh niên, con người luôn yêu và hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc. Con người ấy cũng là một người có lối sống khoa học, luôn biết tạo niềm vui cho bản thân và luôn quan tâm, cởi mở, thấu hiểu những người xung quanh. Những vẻ đẹp ấy của anh thanh niên khiến những người đã gặp anh như cô kĩ sư, bác lái xe, ông họa sĩ phải ngưỡng mộ và yêu mến. Anh thanh niên chính là hiện thân tiêu biểu cho những người lao động bình dị, thầm lặng, là tấm gương sáng để lớp lớp thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.