Top tài liệu

Xưng hô trong hội thoại như thế nào

Để giao tiếp và trò chuyện thì ngoài việc sử dụng câu từ, các phương châm hội thoại ra thì cách xưng hô trong hội thoại như vai vế, cấp bậc xã hội là điều các bạn cần phải nắm vững.

I. Khái niệm xưng hô trong hội thoại

Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng mà còn tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Nhưng trong giao tiếp cần chú ý đến đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho đúng, phù hợp nhất.

Một số từ thường dùng trong xưng hô, giao tiếp như: Tôi, cậu, tớ, mình, bạn, chúng ta, chúng tôi, ta, chúng ta, chúng nó, chúng mày, anh ấy, cậu ấy, chị ấy…

Ví dụ tính phong phú, đa dạng trong cách xưng hô.

“I Love You”

Trong tiếng Anh thì câu này có nghĩa là tôi yêu bạn hay anh yêu em.

Nhưng trong tiếng Việt thì nghĩa câu này được hiểu đa dạng hơn như:

  • Mình thích cậu.
  • Tớ yêu bạn.
  • Mình mến bạn.
  • Anh thương em.

II. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

VD: cô, dì, chú, bác, anh, chị, tao, mày, cậu, tớ, ông, tôi, bọn mày, chúng mày, mình,….

III. Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

VD: “Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!”

– Từ xưng hô: đồng bào, chúng ta, chúng

– Bác Hồ gọi nhân dân là đồng bào xưng chúng ta thể hiện sự gần gũi, thân mật giữa lãnh tụ với nhân dân, toàn thể dân tộc Việt Nam trở thành một khối thống nhất, đoàn kết vì một mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập dân tộc.

– Bác gọi thực dân Pháp là chúng: thể hiện thái độ khinh thường, căm ghét kẻ cướp nước, gây bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.