Câu trả lời chính xác nhất: Ý nghĩa câu “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” là: Câu nói được sử dụng để ám chỉ những người chưa đỗ đạt, chưa thành công mà đã huênh hoang, tự kiêu, coi thường những người xung quanh.

Để có thể hiểu rõ hơn về câu hỏi “Ý nghĩa câu Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng?”, Toptailieu đã mang tới bài tìm hiểu sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Ý nghĩa câu “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”

– Được bắt nguồn từ câu chuyện dân gian, câu nói “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” mang nhiều ý nghĩa và bài học rất sâu sắc.

Đầu tiên, “ông nghè” là tên gọi xưa dành cho những người học rộng, đỗ cao trong các cuộc thi ở thời phong kiến như kỳ thi Hương, thi Hội,… Từ “tổng” trong cụm “hàng tổng” được lấy từ “Tổng trấn”, là một đơn vị hành chính thời phong kiến, trong đó bao gồm một số xã, nhiều tổng sẽ hợp thành.

– Câu nói chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng được hiểu theo hai nghĩa:

+ Nghĩa đen: Hình ảnh ” ông nghè”,” hàng tổng” ở đây đã tái hiện lại khung cảnh xưa đó là theo tục lệ thời phong kiến, người đỗ ông Nghè, khi trở về quê được cả tổng mang võng lọng đón rước và có quyền cắm đất làm nhà ở nơi nào mình thích trong phạm vi tổng ấy. Nhưng trong câu nói ở đây, người này chưa đỗ mà đã tự ý, ngăm nghe, đe dọa “hàng tổng”, những người sống xung quanh mình. Hay nói cách khác, chưa có công danh, chưa thành sự nghiệp nhưng người này đã kiêu ngạo, trịch thượng không coi ai ra gì.

+ Nghĩa bóng:

=> Mượn hình ảnh “ông nghè” ở đây ám chỉ những kẻ tự phụ, kiêu căng, hống hách, chưa làm được công chuyện gì, chưa có chức tước quyền hành gì đã hợm hỉnh, kiêu ngạo, hách dịch với người xung quanh. Những kẻ đó luôn dựa vào bản thân có tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thâm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn người.

=> Câu thành ngữ cũng phê phán, lên án những kẻ đó đồng thời nhắc nhở con người ta lối sống khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại.

>>> Tham khảo: Ý nghĩa câu “Con có cha như nhà có nóc con không cha như nòng nọc đứt đuôi”

Ý nghĩa câu Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng?

2. Bài học về đức tính khiêm nhường qua “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”

– Không chỉ là một bài học phê phán những kẻ tự cao, tự đại, sống huênh hoang không có kỷ luật, câu nói “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, cha ông ta còn muốn gửi gắm lời nhắc nhở đầy ân tình về lối sống và đức tính khiêm nhường, khiêm tốn.

– Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng tự phụ. Khiêm tốn để học tập cái hay, cái tốt đẹp của mỗi người. Khiêm tốn vì luôn luôn cảm thấy bản thân mình chưa hoàn thiện, chưa tài giỏi, cần phải học tập mọi người để vươn lên. “Kẻ sĩ phải hiếu học và khiêm tốn” (Lê Quý Đôn).

Khiêm tốn trong lời ăn, tiếng nói, trong sinh hoạt, nếp sống, trong cách cư xử hằng ngày. Có khiêm tốn mới được mọi người quý trọng. Nếu kiêu ngạo, khoe khoang là tự sát, bị mọi người xa lánh, coi khinh. Dù tài giỏi đến đâu cũng không nên kiêu căng mà phải khiêm tốn, bởi lẽ kiến thức của mỗi người chỉ là một giọt nước trên biển cả mcnh mông, cổ nhân từng nhắc nhở: “Chớ khoe điều hay, chớ khoe công trạng”, bởi lẽ khoe là hay sẽ mất hay, khoe là tài, là giỏi sẽ mất giỏi. Vì thế, thời cắp sách, thời tuổi trẻ, chúng ta phải khiêm tốn học tập để sớm trở thành học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc. Bước vào đời, ai cũng nên, cũng cần khiêm tốn để sống đẹp, sống có văn hóa. “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng” là thiếu khiêm tốn, là kicu căng, kiêu ngạo! “Khiêm tốn là cơ hán của mọi điều thiện. Kiêu ngạo là đứng dầu mọi điều ác” – chúng ta cần nhớ để làm người!

3. Truyện cổ tích “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”

Ngày xưa có một người học trò nghèo nhưng học giỏi, được Thiên đình rất chú ý. Trong sổ thiên tào hồi đó đã ghi cho anh chàng đậu tiến sĩ, làm quan đến thượng thư. Mỗi lần anh đi học thường qua một ngôi đền thờ thần ở làng bên cạnh. Vị thần làng đó vốn đã có đọc ở sổ thiên tào nên tỏ vẻ cung kính người học trò ấy. Những khi anh ta đi qua đền thì tượng thần đang ngồi trên bệ lật đật đứng dậy rất lễ phép.

Một hôm người từ giữ đền nằm mơ thấy thần bảo:

– Ngày mai, ngươi phải quét dọn đền cho sạch sẽ tử tế vì có quan lớn đến chơi nhà ta.

Người từ làm y như lời và suốt ngày hôm ấy đứng trực ở cổng đền chờ đón vị khách quý của ông thần. Nhưng đợi mãi, ông ta chả thấy một ai cả, trừ ra anh học trò xơ xác nói trên hôm đó vô tình có ghé vào đền nghỉ chân một lúc. Người từ cho là dân thường không để ý gì đến.

Ít lâu sau, người từ cũng lại chiêm bao thấy thần dặn dò như trước. Lần này, ông cũng chả thấy ai lạ hơn là anh học trò hôm nọ đến đây ngâm một bài phú rồi lại đi. Nhưng ông vẫn không tin. Đến lượt thứ ba cũng thế. Bấy giờ người từ mới cho là quả phù hợp với lời thần dặn, bèn kể chuyện cho người học trò nọ nghe và bảo:

– Đã ba lần như thế, nên tôi chắc rằng nhà thầy sau này sẽ đỗ đạt làm quan to chứ chẳng chơi.

Nghe nói, người học trò như mở cờ trong bụng. Anh ta quyết chắc cầm sự vinh hoa phú quý trong tay. Hắn nghĩ ngợi rất nhiều về tương lai của mình. Một hôm khi ngắm lại nhan sắc vợ mình, hắn thấy không được đẹp tí nào cả. Thế rồi đêm hôm ấy nằm dưới bóng trăng, hắn mơ tưởng một người đẹp như chị Hằng. Hắn bụng bảo dạ: “Rồi ta sẽ cho vợ ta về đi thôi! Một khi đỗ đạt thì thiếu gì nơi ngấp nghé muốn làm bà. Lúc đó ta sẽ tìm những đám con vua cháu chúa; đã da trắng môi son lại vừa lắm của”. Nghĩ thế, qua ngày hôm sau, hắn kiếm cớ gây sự với vợ và đòi bỏ cho kỳ được. Mọi người đều lấy làm lạ và tỏ vẻ khinh bỉ một người có học như hắn lại có thể nhẫn tâm đến thế được. Nhưng hắn chỉ cười khẩy mà không kể gì dư luận.

Một hôm khác có một người đến đòi nợ hắn. Vừa mới bước chân vào sân, người ấy đã bị hắn chỉ tay vào mặt mắng cho một trận:

– Ta chưa có trả. Không khéo nay mai ta sẽ cắm đất vào vườn ở của ngươi cho mày biết mặt [1].

Hắn còn đe dọa nhiều người nữa. Gặp ai không vừa ý, hắn nói:

– Rồi các người sẽ biết tay ta!

Tất cả những hành động của người học trò đều được tâu báo về thiên đình. Ngọc Hoàng nghe nói rất phật ý. Cho nên ít lâu sau đó, người từ giữ đền lại nằm mơ thấy ông thần tin cho biết là không phải kinh sợ đối với người học trò nữa, vì trên thiên đình đã tước sổ mất rồi, không cho đỗ đạt nữa.

Ông từ hỏi:

– Dạ thưa, tội của anh ta như thế nào?

– Hắn bị kết án là “dưới trăng bỏ vợ, trước sân đòi nhà, chưa làm nên đã thất đức” [2]. Bây giờ hắn không còn được hưởng phúc nữa.

Quả nhiên người học trò đó thi mãi không đỗ, muốn nối duyên lại với vợ cũ cũng không được. Cửa nhà hắn ngày một sa sút dần. Do đó mà có câu thành ngữ: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng“.

Ý nghĩa câu Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng?

4. Những câu nói nhắc nhở ta về sự khiêm nhường trong kho tàng văn học Việt Nam

– Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có. (Hồ Chí Minh)

– Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao​

– Ếch ngồi đáy giếng

– Biết người, biết ta trăm trận, trăm thắng!

– Cậy tài, cậy khéo, khoe khôn

Đừng cậy có của đa ngôn quá lời

Của thời mặc của ai ơi

Đừng cậy có của coi người mà khinh

– Nhún nhường quý trọng biết bao

Khoe khoang kiêu ngạo ai nào có ưa

——————————

Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về “Ý nghĩa câu Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng?”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.