Câu trả lời chính xác nhất: Ý nghĩa của từ “Ăn vóc học hay” có nghĩa là: Đối với bậc sinh thành thì câu này có nghĩa là đầu tư tiền bạc công sức cho con cái để con cái học giỏi, sau này có ích cho xã hội và giúp ích cuộc sống của con cái. Đối với những nhà kinh doanh thì chấp nhận bỏ ra tiền bạc vật chất để đầu tư và lấy lại thành quả của mình sau một thời gian ngắn. Phàm những người biết chịu khổ và cố gắng thì nhất định sẽ tài giỏi hơn và có tương lai hơn. Đừng như ếch ngồi đáy giếng mà luôn ra vẻ tự cao tự đại mà hãy nên khiêm tốn và cũng không nên như thầy bói xem voi vội nhận xét kết quả mà mới chỉ xem xét một phiến diện.
Để hiểu rõ hơn về từ “Ăn vóc học hay”, Toptailieu mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.
1. Ý nghĩa của từ “Ăn vóc học hay”
Ý nghĩa của từ “Ăn vóc học hay” có nghĩa là: Đối với bậc sinh thành thì câu này có nghĩa là đầu tư tiền bạc công sức cho con cái để con cái học giỏi, sau này có ích cho xã hội và giúp ích cuộc sống của con cái. Đối với những nhà kinh doanh thì chấp nhận bỏ ra tiền bạc vật chất để đầu tư và lấy lại thành quả của mình sau một thời gian ngắn. Phàm những người biết chịu khổ và cố gắng thì nhất định sẽ tài giỏi hơn và có tương lai hơn. Đừng như ếch ngồi đáy giếng mà luôn ra vẻ tự cao tự đại mà hãy nên khiêm tốn và cũng không nên như thầy bói xem voi vội nhận xét kết quả mà mới chỉ xem xét một phiến diện.
>>> Tham khảo: Ý nghĩa câu “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”?
2. Dàn ý giải thích câu “Ăn vóc học hay”
a) Mở bài
Nhân dân ta giàu tình nhân ái, cần cù sáng tạo trong lao động, đặc biệt rất hiếu học. Để giáo dục con cháu trong gia đình hiếu học, chăm chỉ học hành, ông bà cha mẹ thường lấy tục ngữ làm bài học sâu sắc, thấm thía. Câu tục ngữ ““Ăn vóc học hay”” từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt, đã trở thành câu nói cửa miệng của cha ông mỗi khi muốn nhắc nhở, răn đe con cháu mình về nết ăn nết học trong cuộc sống.
b) Thân bài
Giải thích ý kiến
– Giải thích từ:
+ Vóc: chỉ thân hình mỗi người: to, nhỏ, cao, thấp, sức vóc.
+ Ăn vóc: việc ăn uống sẽ giúp con người phát triển về thể chất, sức khỏe.
+ Hay: hiểu biết.
+ Học hay: việc học tập sẽ mở mang trí tuệ, tầm hiểu biết của mỗi người.
– Ý nghĩa của cả câu: khẳng định tác dụng của việc ăn và học. Ăn làm cho con người khỏe mạnh, cao lớn thêm về thể chất; Chăm chỉ học hành làm con người càng thêm hiểu biết, mở mang tri thức, phát triển trí tuệ.
Bàn luận
Vai trò của việc ăn và học trong cuộc sống mỗi người
– Vai trò của việc ăn:
+ Ăn là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, nhằm duy trì sự sống của mỗi người; Ăn ngon và đầy đủ con người ta sẽ khỏe mạnh, tinh thần theo đó cũng nhẹ nhõm thư thái.
+ Với lứa tuổi học đường, thân thể đang phát triển thì việc ăn uống điều độ, có tính chất quyết định đến phát triển chiều cao, cân nặng.
– Vai trò của việc học:
+ Tri thức nhân loại vô cùng phong phú, đồ sộ, việc thu nhận kiến thức, rèn kĩ năng sẽ giúp con người có tri thức, có nền học vấn cơ bản, từ đó hiểu biết về chính mình, mọi người cũng như thế giới xung quanh.
+ Có học con người mới có khả năng sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
Mối quan hệ giữa ăn và học
– Ăn và học có mối quan hệ gắn bó. Ăn giúp ta có sức khỏe để học. Học giúp bản thân ta hoàn thiện (dáng vóc, trí tuệ phát triển hài hòa). Mối quan hệ giữa ăn và học là mối quan hệ của vật chất và tinh thần, mối quan hệ về sự phát triển thể chất và trí tuệ. Cực đoan một phương diện nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con người. Nếu chỉ biết ăn mà không bồi dưỡng kiến thức thì đầu óc sẽ mụ mị, sẽ trở nên vô dụng. Nếu chỉ học mà quên chăm sóc sức khỏe bản thân thì không đủ điều kiện để thực hành những tri thức đã học vào cuộc sống, để cống hiến cho đời.
– Tuy thế câu tục ngữ nhấn mạnh tác dụng của việc học, học là sự cần thiết đối với mỗi cá nhân.
Mở rộng, phản đề
– Phê phán những kẻ phàm ăn tục uống, chỉ chăm chăm cho đời sống vật chất mà bỏ quên bồi dưỡng tri thức cho bản thân.
– Phê phán những người lười học, thiếu ý chí, ngại khó, ngại khổ, không có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Bài học nhận thức và hành động
– Câu tục ngữ là lời khuyên chí lí đồng thời thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc.
– Mỗi học sinh cần chăm lo học tập để có sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
c) Kết bài
Đây là một câu tục ngữ hay, nói lên ý chí nghị lực của con người. khả năng nâng cao hiểu biết nhận thức sâu rộng về cách làm người, hiểu được sự đời. Bên cạnh đó la một tầm vóc lớn lao, trí thông minh đã mang đến cho học những kết quả tối đa. Câu tục ngữ đã trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
3. Một số bài văn mẫu
Bài văn mẫu số 1:
Trong cuộc sống thường ngày, chuyện “ăn”, chuyện “học” là những điều được mọi người quan tâm nhằm phát triển thể chất và năng lực của con người và đặc biệt là sự quan tâm của người lớn đối với con cháu trong gia đình. Để khuyên răn lớp trẻ ông cha ta có câu: “Ăn vóc học hay”.
Trước hết khi nhìn vào câu tục ngữ này nhiều người sẽ còn thắc mắc và chưa nắm được nghĩa của từ “vóc”. Vậy để hiểu câu tục ngữ này đầu tiên ta sẽ tìm hiểu vế sau trước. “Học hay”, hay ở đây nghĩa là giỏi, là tốt. Chúng ta đã bắt gặp từ “hay” này trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ và nó trở thành biểu tượng quen thuộc cho việc giỏi, tốt về một vấn đề nào đó. Trong tục ngữ thường được hình thành bởi hai vế sóng đôi nên khi “hay” là tính từ thì chắc chắn “vóc” cũng là một tính từ. Mặc dù trong dân gian chúng ta gặp từ “vóc” trong vai trò một danh từ rất nhiều như: vóc dáng chỉ hình dáng của con người. Tuy nhiên ở câu tục ngữ này thì từ “vóc” đã được chuyển nghĩa thành chỉ sự khỏe mạnh của con người. “Ăn vóc” mang ý nghĩa là ăn khỏe, còn vế sau nghĩa là học hành giỏi.
“Ăn vóc, học hay” là quan niệm mà mỗi bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình đạt được. Mỗi bậc cha mẹ hằng ngày làm lụng vất vả để kiếm tiền cũng chỉ là để có điều kiện cho con cái có cuộc sống tốt hơn. Tiền cha mẹ kiếm được không ngoài mục đích để cho con cái ăn học, mong muốn con mình khỏe mạnh, lớn khôn và có cơ hội thành đạt trong sự nghiệp. Ông cha ta mong muốn chúng ta “ăn vóc”, ăn khỏe, để có được một cơ thể khỏe mạnh bởi họ quan niệm sức khỏe quý hơn vàng bạc. Để làm bất cứ việc gì chúng ta cũng cần phải có sức khỏe, có sự dẻo dai. Trái lại nếu chúng ta có một thân thể yếu ớt thì sẽ chẳng làm được việc gì lớn. Chính vì quan niệm như vậy nên ông bà, bố mẹ không bao giờ tiếc tiền nong vào việc ăn uống hằng ngày, hay việc chữa bệnh cho con cái. “Một mặt người bằng mười mặt của”, đúng vậy có sức khỏe là có tất cả, chỉ khi nào chúng ta có sức khỏe tốt chúng ta mới có sức để “học hay”. Sức khỏe là yếu tố đầu tiên, tiền đề cho con người có thể hoạt động, tiếp thu tri thức và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
“Học hay” ý muốn nói việc tiếp thu những điều hay lẽ phải. Mỗi chúng ta không chỉ học tập ở gia đình, trường học mà còn học cả ở ngài xã hội. Dân gian có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính vì lẽ đó. Học ở gia đình, nhà trường chúng ta có người dẫn dắt, chúng ta tiếp xúc với nhiều cái tốt, cái đẹp hơn. Nhưng một khi bước ra ngoài xã hội chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều điều mà trong đó cái tốt, cái xấu đan xen, thậm chí là song song tòn tại. Khi ấy mỗi người cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức để có thể phân biệt tốt xấu, để có sự chọn lọc tiếp thu những cái hay, cái tốt và loại trừ lên án những cái xấu xa. Để đi nhiều, để học được nhiều thì phải có sức khỏe tốt, qua đó ta thấy được mối quan hệ gắn bó giữa ăn và học, giữa sự phát triển của thể chất với trí tuệ. Nếu chúng ta chỉ biết ăn mà không bồi dưỡng kiến thức, không học hỏi thì sẽ trở nên vô dụng. Ngược lại nếu chúng ta quá chú tâm vào học tập, làm việc mà bỏ bê không quan tâm đến sức khẻ của bản thân thì sẽ chẳng có cơ hội vận dụng hết những cái ta đã học, đã tìm hiểu vào công việc, vào cuộc sống.
“Ăn vóc học hay” là bài học sâu sắc để mỗi chúng ta có ý thức cân bằng giữa ăn và học, không được quá coi trọng một bên nào đó mà ảnh hưởng đến bên còn lại. Qua đó cũng phê phán những kẻ phàm phu tục tử, ham ăn uống, hưởng thụ mà lười học, ngại khó khăn, không có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Bài văn mẫu số 2:
Kho tàng ca dao tục ngữ của nhân dân ta ngày xưa để lại một khối lượng những câu tục ngữ thật đặc sắc. Tục ngữ thường là những sự đúc kết kinh nghiệm, bài học của các bậc tiền nhân muốn nhắc nhở con cháu đời sau. Và một trong những câu tục ngữ độc đáo nói về con người cần phải nhắc đến câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại chứa được những nét độc đáo “ ”Ăn vóc học hay””.
Ta như thấy được chính trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ nhất. Trước hết ta phải chiết tự cũng như phải hiểu được rằng từ “hay” trong “học hay” ở đây có nghĩa người xưa đã gửi gắm vào đó chính là giỏi. Con người mỗi chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi hay rõ nét nhất và sử dụng thường xuyên nhất đó chính là “hay chữ”. Vẫn còn đó những câu ca như cứ vang vọng nhắc nhớ mỗi chúng ta đó chính là câu “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Và quả thât thì ta cũng biết được rằng “hay” còn được là một tính từ nên vóc – từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy, có thể nhận thấy được chính trong văn học dân gian và các truyện Nôm, thì từ “vóc” dường như lại thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, cũng như là để chỉ dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, hay đó là những câu “lớn người to vóc”, vóc sương, vóc bồ liễu… Có thể thấy được rằng chính với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng, ta cũng cần so sánh và đối chiếu bởi trong tiếng Việt, từ “vóc’ lại như đã được khéo léo chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người. Ta lấy ví dụ như có vóc được dùng để chỉ “sự cao lớn chắc chắn”, có “vóc’ lại để chỉ những thành tích thật cao lớn. Do đó, câu tục ngữ hấp dẫn và để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc, ““Ăn vóc học hay”” tựu chung lại đã được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.
Cố nhiên, chúng ta có thể thấy được rằng ““Ăn vóc học hay”” thông thường thể hiện quan niệm và đó cũng chính là lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ dường như cũng đã thật sự hiểu rằng công sức, cũng như có cả tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học. Và sự hi sinh của họ để mong được cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. ““Ăn vóc học hay”” có lẽ cũng vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái.
Khi ta mở rộng ra, thì câu tục ngữ ““Ăn vóc học hay”” dường như cũng đã trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Chúng ta cũng cần phải biết được rằng chỉ có thể là phải khổ luyệ chịu khó học hành đến nơi đến chón thì chắc chắn rằng con người sẽ thành tài và được mọi người công nhận. Câu nói như khuyên chúng ta rằng con người phải có sức khỏe sau đó là phải có được những kiến thức cần thiết, thậm chí là phải thật giỏi thì mới được coi là người toàn tài. Mỗi chúng ta hãy cố gắng để hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Qua cấu nói ta như thấy được rằng chính sức khỏe cũng như trí tuệ là hai điều cốt lõi để giúp cho mỗi chúng ta thành công được trong cuộc sống.
Người ta cũng hay nói rằng “Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì”. Cho nên yếu tố đầu tiên để con người có thể thành công và hoạt động trong lĩnh vực khác đó chính là sức khỏe. Khi “Ăn vóc” chính là ăn nhiều để có được sức khỏe cường tráng tầm vóc to lớn thì mới có sức để “học hay”. Không những thế người nghe như còn được hiểu rằng khi một người có sức khỏe thì chắc chắn rằng chỉ cần thêm mục đích đúng đắn là người đó có thể làm nên cơm cháo. Lúc nào sức khỏe và trí tuệ cũng được song hành với nhau để có thể bổ trợ cho nhau. Khi ăn nhiều sức khỏe được tăng cường giúp cho người đó học tập được hiệu quả. Khi học tập có hiệu quả rồi thì sẽ có kiến thức để ứng dụng trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà đây là hay điều quan trọng mà cha ông ta đã gửi gắm vào trong câu tự ngữ.
Câu tục ngữ ““Ăn vóc học hay”” nó dường như đã giúp cho con người ta có thể hiểu cũng như nhận định được một phần nào đó để đánh giá con người. Người đó phải là người ăn được tức có một cơ thể khỏe mạnh, bên cạnh đó cũng rất cần một kiến thwusc sâu rộng. Cha ông khuyên chúng ta hay cố gắng để đạt được những điều này.
———————————–
Trên đây Toptailieu đã cùng các bạn tìm hiểu về Ý nghĩa của từ “Ăn vóc học hay”. Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.